Cải lương và phép thử với đề tài giả tưởng

Lồng ghép các yếu tố mới lạ, từ việc bắt trend đọc rap đến những câu lý hát trên nền nhạc hiện đại, vở cải lương giả tưởng "Cánh cửa khép hờ" của Nhà hát Cải lương Việt Nam mang đến nhiều thú vị.

Khai thác đề tài trí tuệ nhân tạo

Cánh cửa khép hờ do NSND Triệu Trung Kiên và Hoàng Song Việt đồng tác giả, NSND Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở diễn khai thác đề tài giả tưởng, kể câu chuyện cặp vợ chồng doanh nhân Phạm Thắng và Thanh Huyền ba lần sinh con đều không nuôi được. Với toan tính có một lãnh đạo kiệt xuất cho tập đoàn trong tương lai, doanh nhân Phạm Thắng đã nhờ đến công nghệ để cho ra đời một đứa trẻ biển đối gen có trí thông minh và năng lực siêu phàm. 

Đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống -0
Vở diễn đề cập đến đề tài biến đổi gen và công nghệ AI

Phạm Tân Kỷ Nguyên (Hoàng Tuấn Thịnh đóng), con trai cặp vợ chồng doanh nhân, lớn lên đã trở thành một “siêu nhân” có nhiều nghiên cứu khoa học gây chấn động, trong đó có dự án “Dịch chuyển liên hành tinh” (nỗ lực đưa con người đến một hành tinh cách trái đất hàng trăm năm ánh sáng chỉ trong chưa đầy 30 giây). Song cũng từ đây đã làm nảy sinh hàng loạt hệ lụy khiến những người liên quan phải trả giá bằng nỗi đau, bi kịch…  

NSND Triệu Trung Kiên cho biết, mọi kết cấu trong vũ trụ không được định hình một cách tuyệt đối, nó luôn có khoảng hở, nên anh lấy tên vở diễn là "Cánh cửa khép hờ". Chọn đề tài viễn tưởng, NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ đó là nhân sinh quan được ấp ủ từ nhiều năm. "Tôi rất quan tâm các vấn đề về tôn giáo và khoa học, luôn tò mò, tìm hiểu con người và vũ trụ, luật nhân quả, luân hồi, thế giới bên kia. Vở diễn ra mắt dịp này như một nhân duyên để tôi được trải lòng".

Các vấn đề mà đạo diễn đề cập cụ thể là biến đổi gen, công nghệ trí tuệ nhân tạo với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cuộc sống con người khi nhiều ngành nghề biến mất trong tương lai, thất nghiệp tăng... “Tác phẩm là lời cảnh tỉnh nhân loại trước các xu thế lạm dụng công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo; đồng thời khẳng định, mỗi bước tiến của văn minh nhân loại phải luôn song hành, thân thiện với các quy luật của tự nhiên. Mọi tham vọng tác động làm biến đổi hệ cân bằng sinh thái tự nhiên nhằm mang lại lợi ích cá nhân, đều tiềm ẩn hiểm họa cho toàn nhân loại”.

Khám phá giới hạn của cải lương

Vở cải lương giả tưởng với nhiều cảnh diễn ấn tượng như cảnh thực hiện biến đổi gen người; sự hình thành của bào thai biến đổi gen; cảnh thực hiện dự án dịch chuyển liên hành tinh… được xử lý bởi sự phối hợp tổng thể từ âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu cho tới động tác hình thể, trang phục và diễn xuất của nghệ sĩ biểu diễn. Đặc biệt, vở diễn sử dụng âm nhạc đương đại như Pop, Rock, Rap, EDM… cùng các làn điệu cải lương như các điệu lý, quảng, bản nhỏ, tạo ra cảm quan âm nhạc mang màu sắc đương đại. 

Cải lương truyền thống dựng vở về... AI - ảnh 6

Vở diễn quy tụ các nghệ sĩ sân khấu cải lương phía Bắc

Đây là lần đầu tiên Nhà hát Cải lương Việt Nam khai thác chủ đề giả tưởng. NSND Triệu Trung Kiên cho biết, nó “giống như một phép thử, tạo nguồn cảm hứng mãnh liệt. Và nghệ thuật thường không có giới hạn. Song song với bảo tồn cải lương truyền thống, chúng tôi tìm mọi cách để phát triển nó trong thời đại mới".

NSND Triệu Trung Kiên cho biết thêm, nghệ sĩ cải lương luôn muốn tôn vinh nghệ thuật mình theo đuổi, đồng thời khám phá giới hạn của cải lương; phô diễn những ưu việt của nghệ thuật, không chỉ là những câu chuyện trữ tình, tình yêu nam nữ, oan trái trong cuộc đời... mà còn muốn chạm đến những vấn đề của nhân loại, lý giải các vấn đề tự nhiên, con người, vũ trụ.

“Với tác phẩm này, cải lương hoàn toàn có thể đề cập đến vấn đề đó, bằng góc nhìn, cách tiếp cận của cải lương. Nói cách khác, cải lương không chỉ khai thác các câu chuyện đời thường mà còn muốn truyền tải những câu chuyện lớn hơn mà không có giới hạn hay gò bó", NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ.

Đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống -0
Cảnh trong vở cải lương giả tưởng "Cánh cửa khép hờ"

Cũng theo đạo diễn Triệu Trung Kiên, mặc dù kể câu chuyện phức tạp nhưng vở diễn đã phải đơn giản hóa với cách xây dựng ngắn gọn, logic, nhằm mang đến tính giải trí cho khán giả, để khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ thêm yêu quý cải lương. 

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.