Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống

Các nghệ sĩ mong muốn tiếp tục giữ ngọn lửa sáng tạo, giữ cảm xúc mạnh mẽ để vượt qua chính mình, có thêm những tác phẩm xuất sắc, lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống.

Hướng tới cộng đồng

Chia sẻ trong triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành cho biết rất xúc động, bồi hồi như được trải qua những năm tháng xưa lăn lộn ở các bến phà, cầu, đường làm nhiệm vụ.

Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống -0
Tác phẩm "Địch phá, ta cứ đi" của tác giả Đinh Quang Thành

Nhà báo, nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành là một trong 26 tác giả có tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được lựa chọn trưng bày trong triển lãm lần này. Nói về hoàn cảnh ra đời các tác phẩm, ông kể, đó là những năm tháng ở chiến trường chống Mỹ cứu nước. Địch phát hiện quân đội ta đưa vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam, chúng tập trung đánh vào mặt trận giao thông vận tải, chặn tuyến sông, phá hỏng cầu phà nhằm ngăn việc đưa người và vũ khí vào miền Nam.

Trên trận tuyến giữ vững mạch máu giao thông, quân và dân ta ngày đêm bám cầu, bám phà, bám đường với quyết tâm: địch phá cầu này ta có ngay cầu khác, địch phá đường này, ta có ngay đường khác thay thế; địch đánh ngày, ta làm đêm; địch đánh đêm, ta làm ngày, có những lúc địch cứ đánh ta cứ làm…

“Bấy giờ, tôi là phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Nam Ninh (nay là các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), thường xuyên có mặt ở các tuyến giao thông trọng điểm chụp ảnh, lấy tư liệu. Bộ ảnh Địch phá, ta cứ đi, được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 hoàn thành trong giai đoạn này gồm 5 ảnh chủ đề về giao thông: Đường ra tiền phương; Băng qua bom đạn địch trên kênh nhà Lê, các đoàn thuyền chở vũ khí, lương thực từ Hà Nam Ninh vào khu 4; Địch phá, ta cứ đi; Cầu phao bằng thuyền nan có tải trọng lớn là cây cầu tre duy nhất trong chiến tranh chống MỹTỉnh Hà Nam nổi tiếng trong việc đảm bảo giao thông vận tải chống Mỹ, sáng tạo nhiều loại cầu bằng vật liệu khác nhau”.

Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống -0
Tác phẩm "Cầu phao bằng thuyền nan có tải trọng lớn là cây cầu tre duy nhất trong chiến tranh chống Mỹ" của Đinh Quang Thành

Nhà báo Đinh Quang Thành cho biết, để chụp được những bức ảnh đặc biệt này, ông đã phải lên kế hoạch và chụp thật cẩn thận, vất vả vô cùng. Vừa phải bảo đảm bí mật để không bị địch phát hiện, vừa phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

“Nay đã ở tuổi gần 90, tôi vẫn cùng đồng nghiệp rong ruổi đến nhiều nơi để khám phá, ghi lại những hình ảnh đẹp trên mọi miền đất nước. Tinh thần thì vẫn như xưa, sáng tác và cống hiến, không chỉ cho mình mà hướng tới cộng đồng yêu nghệ thuật”.

Khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Với nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng, tác phẩm đem đến cho ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 là “Quần thể tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng” lấy từ nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở tỉnh Quảng Nam.

Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống -0
Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng bên ảnh chụp Quần thể tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đây là quần thể tượng đài ông dành nhiều tâm huyết, bắt nguồn từ ý tưởng hình tượng người mẹ Việt Nam “Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”, “Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”, với hình ảnh mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn của đất nước.

Để có được những hình dung chân thật nhất về mẹ Thứ, ông đã nhiều lần đến thăm, trò chuyện cùng mẹ, hiểu và đưa ra được cái “thần” cho cụm tượng. Cụm tượng đài mô tả hình ảnh người mẹ Việt Nam Anh hùng gắn với vách núi đá và những dòng suối chảy vô tận, với những người con được gợi tả cách điệu hai bên vách núi.

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng là tác giả, đồng thời tham gia thi công mỹ thuật công trình này. Cụm tượng đài đặt tại đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam; khánh thành tháng 3.2015, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của địa phương.

“Giải thưởng là động lực lớn lao để chúng tôi tiếp tục giữ được ngọn lửa sáng tạo, giữ được cảm xúc mạnh mẽ để vượt qua chính mình, có thêm những tác phẩm xuất sắc, lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, hướng công chúng đến chân, thiện, mỹ”, nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng cho hay.

Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống -0
Gia đình cố họa sĩ Bùi Trang Chước xem các tác phẩm của ông tại triển lãm

Cùng với các tác phẩm của nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng, nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành, nhiều tác phẩm cũng được lựa chọn trưng bày tại triển lãm các tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022. Có thể kể đến các tác phẩm: Khu gang thép Thái Nguyên; mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động; mẫu quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước; Bộ tranh dân gian Quang Trung của nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần; Mẹ và người lính của Trịnh Hoàng Tân; Đọc tin chiến thắng của Nguyễn Văn Chung…

Lan tỏa giá trị nghệ thuật vào cuộc sống -0
Tác phẩm "Mẹ và người lính"của Trịnh Hoàng Tân

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, đây là các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các tác giả, được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao và được Nhà nước ghi nhận. Các tác phẩm có nội dung tư tưởng sâu sắc, phản ánh chân thực, đậm nét những giai đoạn mang tính lịch sử của dân tộc.

"Triển lãm các tác phẩm cũng là dịp giới thiệu và tôn vinh những thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung, ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh nói riêng".

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.