Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời”

Muốn có một ông Táo “chào đời” hoàn thiện, người làm nghề phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn đất sét rồi nhào nặn…

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -1
Đất sét phải được chuẩn bị từ trước đó rất lâu

Những ngày trước tết, không khí ở làng Địa Linh, xã Hương Vinh, TX Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) lại tất bật cho ra những sản phẩm để kịp 23 tháng tháng chạp (âm lịch).

Những đôi tay khéo léo làm ra “ông Táo”

Hàng năm, cứ tháng 7, tháng 8 âm lịch, người dân làng Địa Linh lại bắt đầu mua đất sét về chuẩn bị cho một mùa sản xuất “ông Táo”.

Muốn làm ra một “ông Táo” hoàn thiện, người làm nghề phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn đất sét rồi nhào nặn sao cho nhuyễn và mềm mại đến khi cho ra thành phẩm.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -2
Trung bình mỗi lò như vậy chứa được khoảng 2.000 nghìn ông Táo

Nếu thời tiết thuận lợi thì đem phơi ngoài trời nắng tự nhiên, còn những ngày mưa lạnh, người thợ dùng quạt máy hoặc đặt tượng quanh lò nung để tượng nhanh chóng khô ráo. Như vậy mới kịp tiến độ cung cấp sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ông Võ Văn Nam chia sẻ kinh nghiệm trong nghề: “Để nhận biết khi nào tượng khô hoàn toàn thì nhìn vào màu sắc, từ lúc vào khuôn có màu vàng đục đến khi tượng khô sẽ chuyển sang màu trắng”.

Sau khi tượng đã khô, người ta sắp xếp tượng ngăn nắp vào lò, tạo thành từng hàng và rắc vào giữa các kẻ hở là những lớp trấu cho đến khi đầy lò thì ngưng, lửa không được quá to cũng không được quá nhỏthì đất mới “chín” đều và không bị nứt, nung như vậy liên tiếp 2 ngày liền, rồi mất thêm 2 ngày nữa để tượng nguội. Trung bình mỗi lò như vậy chứa được khoảng 2 nghìn bức tượng. Bước cuối cùng để hoàn thành là điểm thêm sắc màu cho tượng ông Táo thêm phần bắt mắt.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -3
Sau khi được sơn màu, tượng được để cho khô tự nhiên

Ông Nam còn cho biết thêm: “ Muốn sơn màu cho tượng thì phải dùng sơn mài, không được dùng bất kì một loại sơn nào khác thay thế, vì đó là bí quyết mà ông cha đã để lại cho con cháu”.

Giữ lửa nghề làm “ông Táo”

Ở làng Địa Linh, nghề làm “ông Táo” được anh em nhà họ Võ giữ gìn đến nay đã 3 đời,  trung bình mỗi ngày gia đình ông Nam làm được từ 400 -500 “ông Táo” hoàn thiện.

Tuy thu nhập từ nghề không cao, mỗi tượng bán giá sỉ chỉ khoảng gần 2 nghìn đồng, trong khi tượng được làm bằng thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn, tốn nhiều thời gian để làm ra sản phẩm và chỉ bán được nhiều nhất trong những ngày giáp tết, nhưng họ vẫn gắn bó với nghề như một cách để lưu giữ truyền thống mà cha ông đã để lại.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -0
Ông Táo đã hoàn thành và chuẩn bị đưa ra thị trường

Một cụ bà trong làng chia sẻ:“Làm nghề này gần 35 năm, niềm vui là tượng ông Táo đã đi khắp các tỉnh thành, đến với các hộ gia đình. Mong muốn lớn nhất của tôi là khi không còn đủ sức lực để làm việc thì có con cháu sẽ nối nghiệp, giữ nghề”.

Ngày nay giới trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống, bởi vậy đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất để duy trì và phát triển nghề làm “ông Táo” của làng Địa Linh.

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.