Quảng Bình:

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Người dân Lệ Thủy không xem đây là dịp để nghỉ dưỡng, vui chơi và tản đi những miền đất mới lạ, mà lại xum họp về với quê nhà dù có bận công việc đến nhường nào. Đâu đâu trong làng, xã, phố thị cũng rợp bóng cờ hoa; vụ mùa thành công cũng khiến những người nông dân trên vựa lúa quê nhà thêm phấn khởi.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập -0
Người dân tập trung tại vị trí xuất phát để cổ vũ đội nhà

Đặc biệt, thời điểm này, người dân gặp nhau trò chuyện hay kháo vui trên mạng cũng đều về các đội bơi đua trong Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, đã diễn ra từ nhiều ngày trước khi chính hội khai mạc. Lễ hội đã thể hiện tính gắn kết cộng đồng, làng xã, hội tụ người dân tỏng không gian văn hoá mang đậm bản sắc vùng sông nước cùng tin thường thượng võ.

Năm nay, Lễ hội có sự tham gia của 24 đội thuyền nam và 9 thuyền nữ với hơn 1.000 vận động viên xung phong tranh tài từ khắp các xã, đua trên cự ly 24km và 18km. Đội bơi nam được tuyển chọn từ các trai bơi khoẻ mạnh, dẻo dai, ngồi thành từng cặp đều tăm tắp và dùng mái dầm ngắn, bản rộng, nhanh tay chèo liên tục. Nhịp của đội thuyền được duy trì bởi tiếng gõ mõ của người ngồi đầu mũi, thống nhất sức mạnh của toàn thuyền. Còn phía cuối thuyền có ba người chèo để giữ thuyền đi đúng hướng, đúng luồng, cũng như góp phần tăng vận tốc.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập -0
Đội thuyền nữ dẻo dai rẽ sóng vươn lên trong tiếng reo hò của người dân 

Đối với đua thuyền nữ, các chị, các dì miền sông nước cũng không kém cạnh tinh thần thượng võ với các trai bơi. Các đội đua nữ đừng chèo bằng mái dài, phía cuối có người giữ chèo lái để định hướng đường di chuyển. Tất cả cùng lái theo hiệu lệnh của người gõ ngồi đầu mũi thuyền.

Con sông Kiến Giang ngày thường mềm mỏng, lững lờ trôi, nhưng đến Tết Độc lập lại sôi động lạ thường với hàng triệu tiếng reo hò “Khoan dô, khoan hò khoan” cả một khúc sông dài khoảng 20km. Có những khúc sông hẹp, người dân lội xuống cả dưới nước là vung nón, té nước chào mừng các đội thuyền qua sớm nhất, đồng thời cổ vũ các đội đua phía sau bứt tốc mà lên. Tiếng loa phường cũng vang lên giọng hò cổ vũ nô nức cả cùng. 

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập -0
Người dân hai bên sông khoát nước cổ vũ

Mỗi thuyền một chiến thuật mà đi, thuyền duy trì nhịp độ ở tuyến đầu để bứt tốc hồi kết, thuyền lại dũng mãnh thể hiện sức mình từ khi xuất phát.

Sau hơn 3 giờ tranh đua quyết liệt, phấn chấn trên sông, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang đã tìm được đội vô địch là thôn Quy Hậu nhất hạng A và thôn Thạch Bàn nhất hạng B; thuyền đua nữ thôn An Xá cũng giành ngôi vô địch trong bảng. 

Nhớ về những ngày đầu khởi động ở vùng sông nước, hội đua, bơi cầu đảo của làng, của tổng vùng này có mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên. Đến nay, lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh được tổ chức thường niên vào dịp Quốc khánh 2.9. 

Đến với Lệ Thuỷ, khách du lịch có thể ghé thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Khu lăng mộ Khai quốc Công thần Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; thăm Chùa Hoằng Phúc, ngôi cổ tự hàng trăm năm tuổi;… hay nghỉ dưỡng tại Suối nước nóng Bang Onsen Spa & Resort, khám phá Khu Bảo tồn Thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong; hồ Bàu Sen…

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.