Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời”

Muốn có một ông Táo “chào đời” hoàn thiện, người làm nghề phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn đất sét rồi nhào nặn…

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -1
Đất sét phải được chuẩn bị từ trước đó rất lâu

Những ngày trước tết, không khí ở làng Địa Linh, xã Hương Vinh, TX Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) lại tất bật cho ra những sản phẩm để kịp 23 tháng tháng chạp (âm lịch).

Những đôi tay khéo léo làm ra “ông Táo”

Hàng năm, cứ tháng 7, tháng 8 âm lịch, người dân làng Địa Linh lại bắt đầu mua đất sét về chuẩn bị cho một mùa sản xuất “ông Táo”.

Muốn làm ra một “ông Táo” hoàn thiện, người làm nghề phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn đất sét rồi nhào nặn sao cho nhuyễn và mềm mại đến khi cho ra thành phẩm.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -2
Trung bình mỗi lò như vậy chứa được khoảng 2.000 nghìn ông Táo

Nếu thời tiết thuận lợi thì đem phơi ngoài trời nắng tự nhiên, còn những ngày mưa lạnh, người thợ dùng quạt máy hoặc đặt tượng quanh lò nung để tượng nhanh chóng khô ráo. Như vậy mới kịp tiến độ cung cấp sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ông Võ Văn Nam chia sẻ kinh nghiệm trong nghề: “Để nhận biết khi nào tượng khô hoàn toàn thì nhìn vào màu sắc, từ lúc vào khuôn có màu vàng đục đến khi tượng khô sẽ chuyển sang màu trắng”.

Sau khi tượng đã khô, người ta sắp xếp tượng ngăn nắp vào lò, tạo thành từng hàng và rắc vào giữa các kẻ hở là những lớp trấu cho đến khi đầy lò thì ngưng, lửa không được quá to cũng không được quá nhỏthì đất mới “chín” đều và không bị nứt, nung như vậy liên tiếp 2 ngày liền, rồi mất thêm 2 ngày nữa để tượng nguội. Trung bình mỗi lò như vậy chứa được khoảng 2 nghìn bức tượng. Bước cuối cùng để hoàn thành là điểm thêm sắc màu cho tượng ông Táo thêm phần bắt mắt.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -3
Sau khi được sơn màu, tượng được để cho khô tự nhiên

Ông Nam còn cho biết thêm: “ Muốn sơn màu cho tượng thì phải dùng sơn mài, không được dùng bất kì một loại sơn nào khác thay thế, vì đó là bí quyết mà ông cha đã để lại cho con cháu”.

Giữ lửa nghề làm “ông Táo”

Ở làng Địa Linh, nghề làm “ông Táo” được anh em nhà họ Võ giữ gìn đến nay đã 3 đời,  trung bình mỗi ngày gia đình ông Nam làm được từ 400 -500 “ông Táo” hoàn thiện.

Tuy thu nhập từ nghề không cao, mỗi tượng bán giá sỉ chỉ khoảng gần 2 nghìn đồng, trong khi tượng được làm bằng thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn, tốn nhiều thời gian để làm ra sản phẩm và chỉ bán được nhiều nhất trong những ngày giáp tết, nhưng họ vẫn gắn bó với nghề như một cách để lưu giữ truyền thống mà cha ông đã để lại.

Đến Huế, nhớ về Địa Linh xem ông Táo “chào đời” -0
Ông Táo đã hoàn thành và chuẩn bị đưa ra thị trường

Một cụ bà trong làng chia sẻ:“Làm nghề này gần 35 năm, niềm vui là tượng ông Táo đã đi khắp các tỉnh thành, đến với các hộ gia đình. Mong muốn lớn nhất của tôi là khi không còn đủ sức lực để làm việc thì có con cháu sẽ nối nghiệp, giữ nghề”.

Ngày nay giới trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống, bởi vậy đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất để duy trì và phát triển nghề làm “ông Táo” của làng Địa Linh.

Văn hóa

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.