Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam

Chiều tối 9.3, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ đồng chủ trì cuộc làm việc.

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là một trong những cơ quan báo chí chủ lực của Việt Nam, với đầy đủ 4 loại hình là phát thanh, truyền hình, báo in và báo điện tử. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng khẳng định, Đài đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin chính xác, kịp thời, góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội; tích cực đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi lợi dụng kích động, xuyên tạc, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; các vấn đề quốc kế dân sinh được xã hội quan tâm, không để xảy ra sai sót về chính trị.

Năm 2022, Đài Tiếng nói Việt Nam được vinh danh ở nhiều giải thưởng báo chí lớn trong và ngoài nước, qua đó góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Đài, trong đó giành 3 giải thưởng của Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương - ABU 2022, lần đầu tiên đoạt 2 giải xuất sắc ở thể loại Phóng sự thời sự hạng mục Phát thanh và Truyền thông số.

Tuy vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đang gặp một số khó khăn. Phần lớn các đơn vị trực thuộc Đài thiếu nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ mới, nhưng không còn chỉ tiêu số lượng người làm việc để tuyển dụng do phải thực hiện nghiêm chính sách tinh giản biên chế. Hệ thống máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất ở nhiều đơn vị thuộc Đài TNVN qua quá trình sử dụng lâu năm đã xuống cấp, không bảo đảm yêu cầu công việc. Do nguồn thu hạn chế nên thu nhập của phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí như Đài Tiếng nói Việt Nam còn thấp, không thu hút được nguồn nhân lực, chất xám chất lượng cao gắn bó lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đội ngũ chuyên môn làm công tác truyền thông chính sách của Đài TNVN. Hiện nay, Đài chưa thể xây dựng được đơn giá phát thanh vì bộ Định mức kinh tế kỹ thuật phát thanh, truyền hình hiện nay chưa phù hợp và đầy đủ…

Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, tạo điều kiện để Đài sớm xây dựng, ban hành hệ thống đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử theo quy định làm cơ sở thực hiện xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên và có kế hoạch phân bổ cũng như cân đối sử dụng thu, chi trong các năm tiếp theo. Đài phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các quy định bổ sung, sửa đổi về cơ chế tự chủ để phù hợp với đặc thù hoạt động của Đài theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Đề nghị sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu toàn diện Đài truyền hình kỹ thuật số VTC...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam -0
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp, tạo điều kiện cho VOV được tiếp cận những thông tin liên quan đến quá trình xây dựng các chính sách về văn hóa, giáo dục ngay từ đầu để phục vụ công tác tuyên truyền

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan báo chí quan trọng nhất, lớn nhất của nước ta, có bề dày truyền thống, với đủ 4 loại hình báo chí. Những năm qua, Đài đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, toàn diện và chất lượng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nội dung các chương trình đa dạng, có tầm ảnh hưởng rộng. Tuy nhiên, như các cơ quan báo chí khác trong cả nước, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự cạnh tranh thông tin khốc liệt, những vướng mắc trong cơ chế, chính sách…

“Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, tham mưu, góp ý sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan báo chí nói chung, Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, giúp các cơ quan báo chí phát triển”, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nói.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).