Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

202411221618552636-dsc-6595.jpg
ĐBQH Trần Hoàng Ngân phát biểu

Các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (HĐND) xuất phát từ các yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nói chung, hoạt động giám sát nói riêng của Quốc hội và HĐND.

Về lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, dự thảo Luật quy định: “Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp Quốc hội là vấn đề mang tính thời sự, xảy ra nhiều vi phạm pháp luật, có nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước và những vấn đề khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về tiêu chí và quy trình lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn tại kỳ họp Quốc hội”.

Quan tâm đến nội dung này, ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh thấy rằng, việc quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn là lĩnh vực xảy ra nhiều vi phạm pháp luật như dự thảo Luật là chưa phù hợp với thực tiễn.

Bởi lẽ, hiện nay việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn được tiến hành trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và phiếu chất vấn của ĐBQH, chứ không xem xét những lĩnh vực có nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành để chọn làm nhóm vấn đề được chất vấn.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị, cần xem xét mở rộng phạm vi giám sát theo hướng không chỉ tập trung vào các vấn đề vi phạm pháp luật mà còn cần quan tâm đến những vấn đề bất cập trong tổ chức, thực hiện.

Nêu rõ hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong thời gian vừa qua được triển khai rất tốt, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, Quốc hội và HĐND đã thực hiện nhiều chuyên đề giám sát và có các báo cáo, tài liệu chất lượng cung cấp cho các ĐBQH, đại biểu HĐND về thực trạng các lĩnh vực quản lý nhà nước, qua đó giúp cho công tác thực thi pháp luật quản lý nhà nước tốt lên.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, cần chú trọng việc tạo ra "yếu tố bất ngờ" trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, thay vì việc báo trước để đơn vị được giảm sát chuẩn bị tài liệu, sau đó Đoàn giám sát đến nghe báo cáo và đóng góp ý kiến… Bởi thực tế, đôi khi tài liệu phục vụ giám sát chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết thực tế khiến việc giám sát chưa đạt mong muốn, yêu cầu đề ra.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề nghị, dự thảo Luật cần sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động của ĐBQH, đại biểu HĐND trong tiến hành giám sát.

202411221618552636-dsc-6658.jpg
ĐBQH Nguyễn Minh Đức phát biểu

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, theo quy định hiện hành, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các thiết chế khác có quyền giám sát các văn bản trái pháp luật. Trong sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND lần này cần giao cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan chức năng của Quốc hội chủ động thực hiện việc giám sát chất lượng văn bản dưới luật có thống nhất với luật hay không, có dẫn đến việc văn bản dưới luật có bị mâu thuẫn với các quy định khác, các luật khác hay không?

“Đấy mới là tạo sự chủ động để Quốc hội cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ trong việc tháo gỡ vướng mắc, ách tắc về thể chế để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế”, đại biểu nêu rõ.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị, cần quy định rất chặt chẽ về “hậu giám sát” nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh

Ngày 2.12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham dự.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Kết thúc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, chiều 2.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2.12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng vùng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam

Sáng 2.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự lễ công bố Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2.12, tại Nhà Quốc hội Singapore, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã chủ trì Lễ đón chính thức, nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Singapore.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam

Sáng 2.12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng giám đốc Sembcorp Development, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore

Sáng nay, 2.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon và Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng United Overseas (UOB) Wee Ee Cheong.

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương
Chính trị

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương

Phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG LÊ MINH HƯNG tại hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, giải pháp tăng tốc phát triển và tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế