Ứng dụng của nicotine trong điều trị bệnh và giảm tác hại thuốc lá

Nicotine chính là chất khiến người hút thuốc bị lệ thuộc vào thuốc lá, do đó họ thường được khuyến cáo nên cai đồng thời cả thuốc lá và nicotine dưới bất kỳ dạng sản phẩm nào.

Tuy nhiên trong y khoa, nicotine vẫn được ứng dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh và được các công ty dược sử dụng để sản xuất các sản phẩm cai thuốc lá.

Khai thácứng dụng của nicotine trong y khoa

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò tích cực của nicotine trong điều trị bệnh Parkinson và Alzheimer, hai bệnh tiêu biểu gây ra suy giảm trí nhớ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh Parkison tăng gấp đôi trong 25 năm qua , còn tỷ lệ bệnh nhân mắc Alzheimer chiếm hơn 60% tại các quốc gia có mức sống trung bình và thấp. 

Ứng dụng của nicotine trong điều trị bệnh và giảm tác hại thuốc lá -0
TS. Kohji Takada trình bày về các sản phẩm cung cấp nicotine thay thế thuốc lá điếu, bao gồm sản phẩm thuốc lá không khói và dược phẩm.

Kết quả nghiên cứu của Parkison’s UK chỉ ra rằng, tỷ lệ người từng hút thuốc và đang hút thuốc ít có khả năng gặp các triệu chứng trầm trọng hơn từ bệnh Parkinson lần lượt là 20% và 50%. Nghiên cứu chỉ ra nicotine có khả năng ngăn các tế bào não khỏi những tổn thương, cải thiện các triệu chứng như rối loạn vận động (hay còn gọi là vận động không có chủ ý) hay rối loạn trí nhớ.

TS. Paul Newhouse, Giám đốc Trung tâm Y học nhận thức, Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu MIND và kết quả cho thấy nicotine là chất hỗ trợ giúp kích thích các cơ (tương tự acelcholine) khi bị thoái hóa do bệnh Alzheimer gây ra.

Ngoài ra, Mỹ còn thực hiện một thử nghiệm ngắn cho thấy nicotine có thể giúp người trầm cảm trở nên tập trung hơn. Theo các chuyên gia, nicotine có tác dụng hiệu quả như giả dược. Nhờ cơ chế thẩm thấu qua da, chất này giúp giảm các triệu chứng về trầm cảm và tăng thời gian ngủ của người mắc bệnh.

Bên cạnh giải pháp điều trị các bệnh về thần kinh nêu trên, nicotine còn là thành phần chính trong các sản phẩm cai thuốc lá (liệu pháp thay thế nicotine – NRT) như xịt họng, miếng dán, kẹo ngậm nicotine... đã được WHO công nhận và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép lưu hành.

Tại hội thảo “Nicotine - Độ an toàn, Mức độ lệ thuộc và Chiến lược giảm tác hại” đầu tháng 4 vừa qua ở Nhật Bản, TS Kohji Takada, Giảng viên, Khoa Tâm thần học, Trường Y Đại học Jikei đã giải thích: Khói được tạo ra do trực tiếp đốt cháy điếu thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra ung thư và các bệnh liên quan đến việc hút thuốc, còn nicotine làm cho người hút thuốc bị lệ thuộc và khó bỏ. Vì vậy, chiến lược giảm tác hại thuốc lá là cần nỗ lực triệt tiêu khói do đốt cháy điếu thuốc chứ không phải chỉ quyết liệt loại bỏ hoàn toàn nicotine.   

Cung cấp nguồn “nicotine sạch” cho người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, trong trường hợp mọi nỗ lực cai bỏ không thành công, cần cho người hút thuốc các giải pháp giảm tác hại thông qua những nguồn cung cấp “nicotine sạch” với dược phẩm chứa nicotine hoặc các sản phẩm thuốc lá không khói.

Ứng dụng của nicotine trong điều trị bệnh và giảm tác hại thuốc lá -0
GS.TS Karl Fagerstrom chia sẻ thành tựu của thuốc lá làm nóng
tại Nhật Bản trong việc giảm lượng tiêu thụ thuốc lá điếu

GS.TS Karl Fagerstrom (Chủ tịch Fagerstrom Consulting) cho rằng, người hút thuốc có thể tiếp cận nicotine “sạch” thay vì nicotine được tạo ra từ quá trình đốt cháy. Đây chính là nguyên lý cơ bản cho việc giảm tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới (TLM).

Các quốc gia phát triển có tỷ lệ sử dụng TLM cao như Thụy Điển, Na Uy, Nhật Bản, Anh, New Zealand… đều đã ghi nhận nhiều tác động tích cực của giải pháp này đối với sức khỏe cộng đồng lẫn chính sách quản lý.

Nghiên cứu CEASEFIRE mới nhất năm 2022 do Đại học Catania (Ý) thực hiện đã cho thấy tỷ lệ cai được thuốc lá điếu nhờ chuyển sang sử dụng hoặc TLLN lần lượt là trên 30% và 39%. Vào tuần 12, tỷ lệ cai thuốc lá điếu liên tục trong 7 ngày đối với người dùng TLLN và TLĐT lần lượt đạt gần 55% và trên 41%.  

Trước đó, tại Anh, theo nghiên cứu 2017 của Tạp chí khoa học Addiction có khoảng 50.000-70.000 người hút thuốc đã cai hẳn thuốc lá điếu sau khi chuyển sang TLĐT.

Hiện nay, Chính phủ Anh đang kỳ vọng trở thành “Quốc gia không khói thuốc” vào năm 2030 với tỷ lệ hút thuốc lá điếu dưới 5%. Qua đó, Chính phủ sẽ cung cấp miễn phí TLĐT cùng với dịch vụ tư vấn cho 1 triệu người hút thuốc để giúp họ cai thuốc lá điếu.

Chia sẻ về sự cần thiết của việc giảm tác hại cho người hút thuốc tại Đại hội Tim mạch Đông Nam Á 2022, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, Bệnh viện FV, ThS.BS Lê Đình Phương đã nhấn mạnh: “Bỏ thuốc lá là tốt nhất nhưng khi mọi nỗ lực thất bại, tôi ủng hộ giải pháp dung hòa là giảm tác hại. Thay vì hút một điếu thuốc lá với tất cả chất độc hại từ việc đốt cháy thì để họ hấp thụ mỗi nicotine thôi và giảm những độc tính khác do không đốt cháy; đồng thời việc gây hại do hút thuốc thụ động cũng được giảm thiểu”.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.