Tuyển sinh 2023: Trường ĐH Lâm nghiệp mở nhiều ngành học mới Logistics, tài chính - ngân hàng…

Trường Đại học Lâm Nghiệp hiện nay đào tạo đa lĩnh vực với 32 ngành đại học, 12 ngành thạc sĩ, 7 chuyên ngành tiến sĩ thuộc 7 lĩnh vực. Từ 2023, nhà trường mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Logistics, tài chính - ngân hàng…

Tuyển sinh 2023: Trường ĐH Lâm nghiệp mở nhiều ngành học mới Logistics, tài chính - ngân hàng… -0
Từ năm 2023, Trường Đại học Lâm nghiệp mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Logistics, tài chính - ngân hàng…  (Ảnh:HK)

Mở ngành học mới đáp ứng nhu cầu xã hội

GS.TS Phạm Văn Điển, hiệu trưởng trường Đại học Lâm Nghiệp cho biết, ngoài các ngành đào tạo hàng đầu Việt Nam thuộc lĩnh vực lâm nghiệp như ngành: Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng, Công nghệ chế biến lâm sản và thiết kế nội thất, Kinh tế lâm sản, Trường đã phát triển mạnh mẽ, thực sự là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với 32 ngành bậc đại học, 12 ngành bậc thạc sĩ, 7 chuyên ngành bậc tiến sĩ; thuộc 7 lĩnh vực, trong đó nông lâm nghiệp là lĩnh vực truyền thống).

Nhiều ngành có thế mạnh, như: Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý và công tác xã hội, Quản lý đất đai; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật xây dựng, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô; Kiến trúc cảnh quan; Công nghệ sinh học, Thú y; Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Môi trường, Du lịch sinh thái… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Tất cả các ngành đều được kiểm định chất lượng chu kỳ I (2018 - 2023).

Từ 2023, Trường Đại học Lâm nghiệp mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Logistics, tài chính - ngân hàng…

Nhu cầu về kỹ sư Lâm nghiệp lên tới trên 500 người mỗi năm

Đối với các ngành đào tạo truyền thống, GS Phạm Văn Điển cho hay, nỗ lực của nhân loại trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu cùng với tính không biên giới của dịch vụ môi trường rừng và con số giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt trên 16,5 tỷ USD đã nói lên nhu cầu cao về nhân lực ngành lâm nghiệp. Chỉ tiếc là thông tin về nội dung này còn ít ỏi, ít được chia sẻ, nên xã hội ít biết đến.

GS Điển phân tích, chỉ tính riêng nhu cầu về quản lý rừng và lâm sản, căn cứ định mức bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm đảm nhận và diện tích rừng rộng lớn (14,7 triệu hecta), hiện cả nước cần thêm gần 9000 cán bộ kiểm lâm; hay như ngành gỗ đang tạo giá trị thặng dư rất lớn (xuất siêu năm 2022 ước đạt trên 13 tỷ USD), nên mỗi năm cần thêm hàng trăm kỹ sư thiết kế nội ngoại thất và chế biến gỗ cũng như cần nhiều cử nhân về quản trị thương mại gỗ và lâm sản; hoặc nhu cầu nhân lực làm nghiên cứu, bảo tồn, cứu hộ, giám định, nhân nuôi, chữa bệnh, thương mại động thực vật hoang dã cũng rất lớn.

Nhu cầu về kỹ sư Lâm nghiệp cũng lên tới trên 500 người mỗi năm không chỉ ở phân đoạn tạo giống, cung ứng nguyên liệu lâm sản cho chế biến thương mại, mà còn cần trong việc điều tra, đo tính, thẩm định, giám sát, xác minh các giá trị dịch vụ của rừng, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, thương mại gỗ và lâm sản…

Cơ hội trở thành “Chủ doanh nghiệp chế biến gỗ”, “Chủ gỗ”, “Chủ trang trại động vật hoang dã”, “Chủ hợp tác xã khởi nghiệp từ rừng”… có triển vọng trở thành hiện thực nếu các bạn trẻ tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Thực tế ngày càng chứng minh rằng, khởi nghiệp từ rừng, từ nghề gỗ hoặc từ bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi giá trị lâm sản toàn cầu đều là một lựa chọn tốt và làm giàu từ rừng.

GS Điển thông tin, nhiều cựu sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Lâm nghiệp đã trở thành nhà giáo cốt cán, nhà khoa học đầu đàn tại các Trường đại học khác có đào tạo về nông lâm nghiệp. Nhiều người đang giảng dạy tại các Trường đại học ở nước ngoài (Canada, Nga, Mỹ, Đức, Úc…).

Tuyển sinh 2023: Trường ĐH Lâm nghiệp mở nhiều ngành học mới Logistics, tài chính - ngân hàng… -0
Trường Đại học Lâm nghiệp trao đổi hợp tác với Công ty TNHH Hàn Quốc Tourcom Việt Nam 

Nhiều doanh nghiệp cam kết bố trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Theo GS Phạm Văn Điển, hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc hỗ trợ sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp, như tặng học bổng, hỗ trợ học kỳ doanh nghiệp (làm việc tại doanh nghiệp từ 6 tháng trở lên), cam kết bố trí việc làm cho sinh viên khi ra Trường.

Một số tổ chức sử dụng lao động ở ngoài nước, như: Nhật, Hàn, Úc cũng hỗ trợ sinh viên của Trường ra nước ngoài học tập và làm việc theo mô hình 2 + 2 (hai năm tại trường ĐH Lâm Nghiệp, 2 năm tại Nhật) hoặc 3 + 1 hoặc sinh viên có thể chọn hướng sau khi tốt nghiệp mới ra nước ngoài học hoặc làm việc tiếp.

Sinh viên các ngành khác cũng được hưởng các điều kiện, thế mạnh của Trường Đại học lâm nghiệp. Sắp tới, có ngành sẽ đào tạo kết hợp bằng Tiếng Anh - Tiếng Việt hoặc Tiếng Trung - Tiếng Việt, giúp người học tự tin trong bối cảnh quốc tế hóa thị trường lao động.  

"Thị trường lao động đang làm thay đổi tất cả, không chỉ riêng đối với các Trường Đại học. Phương châm của trường ĐH Lâm Nghiệp là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh sáng tạo nhằm thiết lập tam giác phát triển, gồm: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ đáp ứng tốt các nhu cầu xã hội, bắt kịp sự thay đổi của thị trường lao động" - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp nhấn mạnh. 

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.