Loạt trường đại học "bắt trend', đưa Pickleball vào giảng dạy

Là bộ môn thể thao kết hợp giữa quần vợt, cầu lông và bóng bàn, pickle ball "gây sốt" với sự kết hợp hài hòa giữa tính năng động, dễ học và thú vị. Đón đầu xu hướng, nhiều trường đại học đã đưa Pickleball vào giảng dạy, tạo sức hút lớn đối với sinh viên.

Tại Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi là trường đầu tiên đưa Pickleball vào chương trình đào tạo.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, ThS. Vũ Văn Trung, Trưởng Bộ môn Giáo dục thể chất cho biết, Pickle ball được đưa vào chương trình học tự chọn của sinh viên từ tháng 9.2024. Đây là môn thể thao dễ chơi và có xu hướng phát triển mạnh nhất trong nhiều năm qua.

Sinh viên tham gia tiết học Pickleball tại Trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: NTCC

Sinh viên tham gia tiết học Pickleball tại Trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: NTCC

Ban đầu, việc đưa pickleball vào giảng dạy gặp không ít thách thức, bởi môn học này cần không gian rộng rãi để tập luyện; trong khi thiết bị chưa nhiều, chi phí lại cao.

Để khắc phục, trường đã đầu tư xây dựng sân bãi đạt chuẩn với mái che, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết. Giảng viên được tham gia các khóa tập huấn chuyên sâu do liên đoàn Pickleball Châu Á tổ chức, để có thêm tài liệu, kiến thức hiệu quả cho việc giảng dạy.

"Sau một thời gian triển khai, Pickleball đã tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng sinh viên. Nhu cầu đăng ký học tăng cao. Ngoài tiết dạy, cán bộ giảng viên trong trường cũng rất yêu thích tập luyện, mang đến không khí vui tươi, gắn kết, giải tỏa stress", ThS. Vũ Văn Trung chia sẻ.

Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, năm học 2024-2025, theo nhu cầu của sinh viên, Đoàn Thanh niên Trường đã thành lập Câu lạc bộ PickleBall. Đây là nơi sinh viên được giao lưu, học hỏi và thoả mãn niềm đam mê cho môn thể thao yêu thích.

Theo Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Trần Chiều Phụng, thể thao từ xưa nay vẫn là sợi dây liên kết chặt chẽ kết nối cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết. Việc đầu tư cho sinh viên có sức khoẻ dồi dào, sẵn sàng tri thức và thể lực cho tương lai luôn là khoản đầu tư Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hướng đến.

"Pickleball giúp người chơi linh hoạt trong phản xạ và nhanh nhạy vì liên tục di chuyển trên sân. Việc môn thể thao này được đưa vào nhiều hoạt động của giảng viên, sinh viên dựa theo đề xuất của Tổ Thể dục; dự kiến có thể chính thức triển khai vào năm học 2025 - 2026", Ông Phụng thông tin.

Hiện Nhà trường đang trong quá trình chuẩn bị kỹ càng hơn về cơ sở vật chất, giảng viên và chương trình đào tạo. Vì đây là môn thể thao mới, nên điều kiện vật chất của trường chưa đủ đáp ứng. Do đó, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên đang tích cực vận động nhà tài trợ đầu tư trang thiết bị, xây dựng sân Pickleball, để sinh viên tiếp cận cơ hội học tập tốt nhất.

"Sinh viên khi biết sẽ học tập bộ môn Pickle ball thì rất vui. Chỉ trong một tối, bài đăng giới thiệu của trường đã thu hút 1.300 lượt yêu thích và bình luận. Đa số phản ứng đều tích cực, hồ hởi, mong sân chơi được xây dựng và sớm đi vào hoạt động", Phó Bí thư Đoàn cho biết.

491670291-655175453809623-1605483005168342922-n.jpg
Sân Pickleball đang được xây dựng tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Ảnh: NTCC

Tại TP. Hồ Chí Minh, loạt trường đại học cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng với bộ môn thể thao "làm mưa, làm gió" này. Tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB), pickleball sẽ là môn thể thao được đưa vào nhiều hoạt động của giảng viên, sinh viên và chính thức giảng dạy từ năm học 2025-2026.

Việc này xuất phát từ khảo sát, nghiên cứu của Khoa Thể chất và Quốc phòng về giáo dục thể chất cho sinh viên trường. Theo đó, việc tập luyện pickeball giúp sinh viên tăng cường thể lực, giảm stress và nâng cao tinh thần trong quá trình học tập. Hơn hết, với đặc điểm sinh viên nữ chiếm 70%, pickeball là một trong những lựa chọn phù hợp và vừa sức dành cho sinh viên.

487470079-1071689354985331-5512665434044076053-n-1.jpg
Sinh viên Trường Đại học Hoa Sen hào hứng với Pickleball. Ảnh: FBNT

Tương tự, Trường Đại học Hoa Sen đã đưa môn Pickleball vào chương trình giáo dục thể chất từ học kỳ hè năm học 2024-2025, thu hút sự quan tâm lớn từ sinh viên. Ngay khi mở lớp, có khoảng 200 sinh viên đăng ký học.

Để triển khai hiệu quả, trường đã nâng cấp sân cầu lông thành 4 sân pickleball trong nhà thi đấu, trang bị trụ lưới và bóng phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời, các giảng viên cũng tham gia khóa bồi dưỡng chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Liên Quần vợt - Pickleball tổ chức.

482026135-664062139703772-8976845660598787910-n.jpg
Một tiết học Pickleball tại Trường Trung học thực hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: FBNT

Tháng 2. 2025, Trường Trung học thực hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng sân thể thao M để học sinh, giáo viên có thể luyện tập bộ môn "gây sốt" pickleball. Theo đó, đây là sân thể thao đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt độ bền, độ phẳng và độ bám tốt nhất theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bóng rổ quốc tế, Liên đoàn Quần vợt quốc tế.

Đại diện trường cho hay, pickleball đang là môn thể thao "gây sốt" tại nhiều sân thể thao trong và ngoài nước. Do đó, học sinh cần tiếp cận, học tập, trải nghiệm ngay trên ghế Nhà trường. Trường kỳ vọng học sinh, giáo viên sẽ tận dụng được tối đa cơ sở vật chất được trang bị để học tập và phát triển.

Vừa qua, Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng vừa có công văn gửi các phòng giáo dục và trường học trên địa bàn về việc triển khai tập luyện môn Pickleball.

Theo đó, các trường sẽ thống kê số lượng người đăng ký tham gia để sở đề xuất Liên đoàn Pickleball TP. Đà Nẵng hỗ trợ vợt, bóng và các buổi hướng dẫn chuyên môn.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng cho hay, hiện nay phong trào luyện tập và thi đấu pickleball trên cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang phát triển rất mạnh. Liên đoàn Pickleball thành phố rất quan tâm đến việc phát triển phong trào này trong trường học và đã có công văn đề nghị phối hợp.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.