Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: 80 trường tư thục tuyển sinh bằng học bạ, 33 trường không sử dụng kết quả kỳ thi của Sở

Ngày 19.4 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của 84 trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục tại Hà Nội.

Theo công bố của Sở GD-ĐT Hà Nội, có 80/84 trường xét tuyển lớp 10 dựa vào kết quả rèn luyện và học tập của học sinh tại cấp THCS (học bạ). Trong đó có 48 trường vừa xét tuyển bằng học bạ vừa tuyển bằng phương án sử dụng kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Có 33 trường không sử dụng kết quả kỳ thi lớp 10 công lập. Danh sách gồm: Đoàn Thị Điểm, Newton, Phenikaa, TH School, Olympia, Việt Úc, Lê Quý Đôn... cùng với đó là các trường quốc tế như Dewey, Horizon, True North...

Chi tiết phương án tuyển sinh của 84 trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục tại Hà Nội:

1.png
2.png

Có 4 trường tư chỉ tuyển sinh bằng phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập gồm: THPT An Dương Vương, THPT Hoàng Cầu, THPT Lê Ngọc Hân và THPT Thanh Xuân.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 7 và 8.6 với ba môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán.

Ngày 9.6, thí sinh thi vào lớp chuyên sẽ tiếp tục làm bài các môn chuyên.

Sẽ có gần 118.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi, với hơn 200 điểm thi và 4.500 phòng thi được bố trí trên toàn thành phố.

Trước đó tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố Hà Nội tháng 4.2025, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết sẽ có khoảng 48.000 em, theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Năm học tới, Hà Nội cấp gần 28.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho 77 trường THPT tư thục, hơn 340 chỉ tiêu cho 4 trường quốc tế và gần 3000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.