Thầy cô chia sẻ "bí quyết" thi tuyển vào lớp 10 đạt điểm cao

Năm 2025 là lần đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo chương trình GDPT 2018. Những thay đổi về nội dung thi, phương pháp ra đề đòi hỏi thí sinh tăng năng lực tự học, rèn luyện tư duy và biết cách áp dụng kiến thức vào thực tế.

Cần tăng năng lực tự học

Mới đây, Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã công bố kết quả Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 đợt 1 (ngày 29-30.3) năm 2025. Kỳ thi thu hút 1.000 thí sinh tham dự. Mỗi thí sinh dự thi 3 bài bắt buộc: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và bài thi môn chuyên theo nhu cầu.

Kết quả thi thử tuyển sinh lớp 10 do trường công bố gây nhiều bất ngờ khi kết quả môn Toán được nhận định khá thấp. Theo đó, môn Toán không chuyên có 1.060 bài thi thì 714 bài từ 5 điểm trở xuống (chiếm 67,3%). Trong đó, 264 bài có điểm từ 0 đến 2; 183 bài thi từ trên 2 đến 3 điểm; 250 bài thi từ trên 3 đến 4 điểm; 117 bài thi có điểm từ trên 4 đến 5 điểm. Điểm trung bình của môn Toán không chuyên là 4,02 và có 18 bài thi đạt điểm 10.

tkc-1744603235136388231263.jpg
Phổ điểm bài thi môn Toán không chuyên. Ảnh: Phổ thông năng khiếu

Còn ở môn Toán chuyên có 312 bài thi thì 270 bài đạt từ 5 điểm trở xuống, chiếm tỷ lệ 86,5%. Trong đó có 160 bài thi từ 0 đến 2, chiếm tỷ lệ 51%; 49 bài thi điểm từ trên 2 đến 3; 41 bài thi điểm từ trên 3 đến 4 và 20 bài thi điểm từ trên 4 đến 5. Điểm trung bình của môn toán chuyên là 2,47. Có một bài thi đạt điểm cao nhất là 9,25.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, TS Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu đánh giá, kết quả điểm môn Toán không chuyên thực sự đáng lo ngại. Đề thi môn không chuyên thường khá nhẹ nhàng, nên nếu học sinh không đạt nổi 2 điểm thì cần đánh giá lại.

TS Trần Nam Dũng đưa ra 2 nhận định, hoặc có thể đề thi của trường đang theo dạng đề cũ, nên học sinh ôn tập cấu trúc đề mới khó có thể bắt nhịp. Mặt khác, việc phổ điểm không cao có thể nằm ở việc dạy học, phát triển năng lực của học sinh chưa tới.

"Một dấu hiệu khả quan tại kỳ thi thử vừa qua là đa số thí sinh đã làm tốt bài toán đố, dạng toán mà những năm trước các em gặp khó khăn. Nhiều bài làm được trình bày chặt chẽ, cẩn thận", TS Trần Nam Dũng nhìn nhận.

Đánh giá về cấu trúc đề Toán vào 10, cô Lê Thị Ái Vân - Giáo viên dạy Toán, Trường THCS Võ Văn Ký (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) cho hay, đề thi chương trình mới chú trọng tư duy logic, tăng cường các bài toán thực tiễn. Có nhiều dạng bài yêu cầu giải thích lập luận, thay vì tính toán thông thường.

Đáng chú ý, đề có sự phân hóa rõ rệt với các câu dễ, câu trung bình, và câu nâng cao để phân loại thí sinh.

"Tuy các dạng bài của chương trình mới không khác nhiều so với chương trình cũ, nhưng đặt nặng mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực. Để đạt điểm tốt, học sinh cần tập trung trau dồi yêu cầu của chương trình mới như tăng kỹ năng tự học, chủ động học tập, sáng tạo", cô Vân cho hay.

Khảo sát tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hiệu phó Văn Liên Na cho biết, kết quả học tập của học sinh lớp 9 năm nay tiếp tục ổn định và có nhiều tín hiệu đáng khích lệ.

Theo số liệu báo cáo kết quả kiểm tra học kỳ I của Phòng GD-ĐT Cầu Giấy, trong kỳ kiểm tra học kỳ I năm 2024–2025, môn Toán và Tiếng Anh tiếp tục là thế mạnh của học sinh; môn Toán học kỳ I có tới 61.98% học sinh đạt điểm 9-10, và môn Tiếng Anh cũng ghi nhận gần 50% học sinh đạt từ 9 điểm trở lên.

Tuy vậy, nhiều ý kiến phản ánh cho rằng đề thi vào lớp 10 với nhiều thay đổi khiến học sinh lớp 9 gặp khó khăn. Theo cô Liên Na, nguyên nhân chính bởi chương trình mới yêu cầu năng lực tự học, tư duy phản biện và sáng tạo – những phẩm chất chưa được rèn luyện đầy đủ ở cấp dưới. Khi chuyển từ học "thụ động" sang học "chủ động", đòi hỏi giáo viên, phụ huynh và cả hệ thống giáo dục cần hỗ trợ để học sinh thích nghi dần.

Chiến lược chinh phục kỳ thi theo chương trình mới

Bật mí các chiến thuật giúp học sinh làm tốt kỳ thi vào lớp 10, TS Trần Nam Dũng cho hay, học sinh cần tham khảo đề thi minh họa và cấu trúc do Sở GD-ĐT hoặc trường công bố. Cách làm này giúp học sinh tiếp cận, định hướng đúng trọng tâm để ôn tập hiệu quả hơn. Đồng thời, cần xem và làm lại đề thi các năm trước để hiểu rõ cấu trúc, dạng câu hỏi và độ khó của đề, từ đó biết cách phân bổ thời gian làm bài.

Một bí quyết khác để chinh phục kỳ thi là cần có mục tiêu tối thiểu và mục tiêu tối đa. Khi đặt mục tiêu, học sinh sẽ có chiến lược ôn và chiến thuật thi hiệu quả. Kết quả của các kì thi thử hay các kỳ thi khảo sát giúp các em xác định được năng lực bản thân; điểm mạnh, điểm yếu để sửa chữa.

“Một thực trạng hiện nay là học sinh làm bài lan man, nhảy từ bài này sang bài khác khi chưa hoàn thiện. Nguyên nhân bởi các em đang thiếu kế hoạch, tâm lý vội vàng và kiến thức chưa chắc chắn. Thí sinh cần định hướng rõ ràng, tập trung hoàn thành từng bài một cách trọn vẹn để đạt kết quả tốt", TS Trần Nam Dũng cho biết.

z6518005025579-b1fc2d74e03c7a6c8e36685f04543e83.jpg
Để làm tốt kỳ thi vào lớp 10, học sinh cần ôn theo cấu trúc đề thi minh họa, tránh học tủ. Ảnh: Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh

Cùng chung quan điểm, Hiệu phó Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh Văn Liên Na nhấn mạnh, học sinh cần bám sát cấu trúc đề thi minh họa, ôn tập theo định hướng đề thi, tránh học tủ. Từ đó xây dựng chiến lược ôn tập khoa học, phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Bởi chương trình mới yêu cầu năng lực tự học nên các em cần tự giác ôn luyện cá nhân, hệ thống hóa kiến thức và ghi chú thông tin quan trọng.

Cũng theo cô Liên Na, việc tham gia thi thử quan trọng không kém bởi giúp học sinh đánh giá được năng lực bản thân, điều chỉnh phương pháp học tập và làm quen với không khí phòng thi.

"Các em đừng quên tạo cho mình thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi. Hãy giữ một tâm thế vững vàng trước kỳ thi để đảm bảo tinh thần tốt nhất", Hiệu phó Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh nhắn gửi đến học trò.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.