Trường Đại học Ngoại thương tiên phong trong đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp

Điểm khác biệt lớn nhất của trường ĐH Ngoại thương là tiên phong của đại học đổi mới sáng tạo. Trường ĐH Ngoại thương được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vinh danh là trường đại học cống hiến tiêu biểu cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Trường ĐH Ngoại thương là đơn vị đi tiên phong trong xây dựng chương trình Kinh tế tuần hoàn (CE), với sự hỗ trợ và đồng hành của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2021.

Năm 2022, nhà trường đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lựa chọn là tổ chức duy nhất ở Khu vực Đông Nam Á tham gia Chương trình WTO Chairs hỗ trợ triển khai nâng cao nhận thức và năng lực của các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện các cam kết WTO thúc đẩy nhanh hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trước thềm năm mới 2023, Báo Đại biểu Nhân dân đã trao đổi với PGS.TS. Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương về chiến lược phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Mục tiêu trở thành đại học đổi mới sáng tạo có uy tín trong khu vực

- Thưa ông, trường ĐH Ngoại thương đặt mục tiêu trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Vậy, mục tiêu cụ thể của trường như thế nào?

- Chiến lược phát triển trường ĐH Ngoại thương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2040 với mục tiêu trở thành đại học đổi mới sáng tạo có uy tín trong khu vực.

Theo đó, trường ĐH Ngoại thương trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cung cấp các sản phẩm xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, có vị thế cao trong khu vực châu Á, với 5 mục tiêu chính cụ thể:

Thứ nhất, có hệ thống quản trị đại học hiện đại trên nền tảng số hóa; nguồn nhân lực có năng lực và trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Thứ hai, có hệ thống ngành/lĩnh vực đào tạo đa dạng, dựa trên thế mạnh về kinh tế, kinh doanh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng cạnh tranh quốc tế; thuộc nhóm 300 đại học hàng đầu khu vực châu Á vào năm 2030.

Thứ ba, trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao tri thức về kinh tế và kinh doanh uy tín ở Việt Nam và khu vực châu Á; trở thành điển hình cả nước về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Thứ tư, có năng lực tài chính bền vững, cơ sở vật chất hiện đại, học liệu phong phú và cập nhật, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và chuyển đổi số.

Thứ năm, có môi trường học tập và làm việc hiện đại, năng động, sáng tạo, có tính quốc tế hóa cao.

- Nếu thực hiện đa ngành, đa lĩnh vực thì yếu tố nào là cốt lõi nhất trong đào tạo và nghiên cứu của trường ĐH Ngoại thương thưa ông?

- Nhà trường hợp tác với nhiều tổ chức nghề nghiệp, trường đại học, nhiều tập đoàn doanh nghiệp để xây dựng và phát triển nhiều chương trình đào tạo do trường ĐH Ngoại thương cấp bằng, có chuẩn đầu ra đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của nhiều tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp quốc tế. 

Nhà trường đã liên kết với đối tác nước ngoài trong triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chung thường niên như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội đồng Anh, Mạng lưới bảo đảm chất lượng Đông Nam Á, Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), các cơ quan của Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tổ chức và cơ quan quốc tế của Nhật Bản (JICA, JETRO, JAPI)…

Với triết lý giáo dục “Giáo dục hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn; nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo”. Nhà trường cam kết giúp cho người học phát triển tối đa năng lực cá nhân, năng lực thích ứng và đổi mới sáng tạo; cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân dịch vụ tư vấn, chuyển giao tri thức cập nhật có tính ứng dụng cao; triển khai các hoạt động xã hội cần thiết phục vụ cộng đồng.

Nhà trường chú trọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo trong viên chức, người lao động và người học, chú trọng xây dựng môi trường đào tạo, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cũng là một trong số những trường đại học đầu tiên đưa học phần về đổi mới, sáng tạo vào trong toàn bộ các chương trình đào tạo. Trên hết, Nhà trường quan tâm đến việc đồng hành, hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công cũng như tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Top 10 trường đại học đạt kiểm định chất lượng quốc tế

- Chiến lược đạt xếp hạng trong nhóm 300 đại học hàng đầu châu Á vào năm 2030 và sự khác biệt của trường đại học Ngoại thương khác với trường kinh tế khác là gì, thưa ông?

- Để thực hiện chiến lược phát triển trong thời gian tới, chúng tôi tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, chú trọng tới công tác kiểm định trường và các chương trình đào tạo. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo theo nguyên tắc căn bản, mở và linh hoạt, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế (ACCA về Kế toán - Kiểm toán, FIATA về logistics và quản lý chuỗi cung ứng…) nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Chính vì vậy, nhà trường nghiên cứu và lựa chọn tham gia các bảng xếp hạng với các tiêu chí phù hợp với sứ mạng phát triển của trường và trên hết là đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của các địa phương, tạo tác động xã hội tích cực.

Nhà trường nằm trong top 10% trường kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2 sớm nhất và thuộc top trường có số lượng các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo cả tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhiều nhất. Cùng với đó, nhà trường đã nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục (kiểm định trường lần 2); nhà trường đã tham gia bảng xếp hạng đối sánh UPM và được xếp hạng đại học 5 sao.

Điểm khác biệt lớn nhất, nhà trường tiếp tục củng cố và phát huy tính chất tiên phong của đại học đổi mới sáng tạo. Trường ĐH Ngoại thương được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vinh danh năm 2021 là trường đại học cống hiến tiêu biểu cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Tại cuộc thi sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu năm 2022, trường ĐH Ngoại thương vinh dự lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh là Tổ chức có tác động xã hội mạnh mẽ trên toàn cầu, cùng nhiều giải thưởng dành cho các dự án, các đội thi cùng các cá nhân xuất sắc tiêu biểu.

Ngày 14.12.2022, trường cũng đã tổ chức Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS), theo đó hai bên cam kết triển khai các dự án hợp tác toàn diện, gắn kết chặt chẽ với các địa phương, đặc biệt trong việc phát triển kinh tế số, kinh tế địa phương, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; xây dựng mô hình hợp tác sáng tạo, hiệu quả nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên và thanh niên khởi nghiệp trên toàn quốc.

- Năm 2023, nhà trường có những kế hoạch mới nào? Kỳ vọng nào làm nền tảng cho sự phát triển nâng cao chất lượng, nâng cao vị thế nhà trường, thưa ông?

- Những nỗ lực, thành quả chung của tập thể sư phạm nhà trường đã được Chính phủ ghi nhận và tặng Cờ Thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của ngành giáo dục đào tạo cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác trong thời gian qua.

Năm học 2022 - 2023 là năm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường ĐH Ngoại thương trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, theo mô hình đại học đổi mới sáng tạo.

Nhà trường quyết tâm có những đột phá về tổ chức và quản trị đại học, về các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong đó có xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu hướng theo chuẩn quốc tế; có những đột phá mới về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong xây dựng và phát triển ngành và chương trình đào tạo mới, có những chính sách, giải pháp mới trong hoạt động khoa học công nghệ.

Theo đó, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp cơ sở 2 tại TP. Hồ Chí Minh thành phân hiệu của nhà trường, song song với việc mở rộng và khai thác hiệu quả khuôn viên tại trụ sở chính Hà Nội; xây dựng thư viện số, không gian học tập và làm việc mở, khuyến khích tinh thần và các ý tưởng đổi mới sáng tạo; dự kiến tuyển sinh ngành kinh tế chính trị và chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.