Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tinh gọn bộ máy, cắt giảm 34,7% đơn vị đầu mối

Theo Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội sẽ giảm số lượng đơn vị đầu mối từ 46 xuống còn 30, tương ứng với mức cắt giảm 34,7%.

Ngày 2.1, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng, triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã ban hành Thông báo số 05/TB-XHNV - Kế hoạch định hướng của Ban Chỉ đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong trường .

Đây được xem là một bước đi quan trọng trong nỗ lực nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của Nhà trường nhằm đổi mới toàn diện để đưa Nhà trường tiếp tục phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến, khẳng định danh tiếng chuyên môn, nâng cao vị thế trong nước và quốc tế.

470875230-1021555270013460-7084608923528634937-n.jpg
Buổi sinh hoạt chuyên môn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Theo định hướng đã được trao đổi, thảo luận và thống nhất, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ giảm số lượng đơn vị đầu mối từ 46 xuống còn 30, tương ứng với mức cắt giảm 34,7%.

Trong đó, một số thay đổi lớn được thực hiện bao gồm việc hợp nhất các đơn vị có chức năng tương đồng và kết thúc hoạt động các đơn vị không còn phù hợp, chuyển chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm gắn với nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình đào tạo đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của Nhà trường.

Sáp nhập, ngừng hoạt động một số Khoa, Trung tâm, Phòng chức năng trong nhà trường

Cụ thể, Khoa Nhân học sẽ được sáp nhập với Bộ môn Tôn giáo học để thành lập Khoa Nhân học - Tôn giáo học.

Phòng Tổ chức cán bộ hợp nhất với Văn phòng Đảng uỷ, tên phòng sau sắp xếp dự kiến là Phòng Tổ chức cán bộ. Các văn phòng chức năng: Văn phòng Hội đồng Trường, Văn phòng Công đoàn, Văn phòng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên, Văn phòng Hội Cựu chiến binh sẽ được hợp nhất thành Văn phòng Hội đồng Trường và các Đoàn thể.

Trung tâm Truyền thông và Công nghệ Thông tin sẽ ngừng hoạt động, theo đó bộ phận Công nghệ Thông tin chuyển sang Phòng Hành chính – Tổng hợp (tên phòng sau sắp xếp dự kiến là Phòng Hành chính – Quản trị); bộ phận Truyền thông sẽ được chuyển về Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học.

Hợp nhất phòng Hợp tác và phát triển, phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, bộ phận truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Công nghệ thông tin, tên phòng sau sáp nhập dự kiến là Phòng Khoa học - Đối ngoại - Tạp chí.

Hợp nhất Trung tâm Nghiên cứu phát huy Tài nguyên văn hóa và Bảo tàng Nhân học, tên đơn vị sau hợp nhất dự kiến là Bảo tàng Lịch sử - Văn hoá. Hợp nhất Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thuộc Trường và Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học và Việt ngữ học thuộc khoa Ngôn ngữ học thành Trung tâm Ngôn ngữ - Văn hoá Việt Nam và quốc tế thuộc khoa Ngôn ngữ học.

Ngoài ra, các trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Nghệ thuật, và Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại sẽ kết thúc hoạt động và chuyển giao nhiệm vụ chuyên môn về các đơn vị đào tạo liên quan. Công ty TASS, một đơn vị dịch vụ trực thuộc Trường, cũng sẽ kết thúc hoạt động.

Trước thời điểm này, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hoàn thành triển khai rà soát, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với 9 đơn vị cấp bộ môn thuộc khoa.

Cùng với đợt triển khai thực hiện lần này, Ban Chỉ đạo đề nghị các đơn vị sau đây tiến hành xây dựng Phương án tái cấu trúc, giải thể, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ theo hướng: Bộ môn Công tác xã hội, TT Nghiên cứu và ứng dụng công tác xã hội thuộc Khoa Xã hội học hợp nhất thành Bộ môn Công tác xã hội thuộc Khoa Xã hội học; Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, Trung tâm Tuyển sinh và Marketing thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông kết thúc hoạt động chuyển chức năng nhiệm vụ và nhân sự hành chính về Văn phòng Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông.

Chuyển chức năng nghiệp vụ chuyên môn về bộ môn tương ứng. Báo cáo Ban Chỉ đạo kết quả thực hiện chậm nhất là ngày 6.1.2025.

Ban Chỉ đạo đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát nội bộ và đề xuất các phương án sắp xếp cho những giai đoạn tiếp theo theo hướng:

screenshot-2025-01-05-at-142940.png
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ giảm số lượng đơn vị đầu mối từ 46 xuống còn 30, tương ứng với mức cắt giảm 34,7%.

Các đơn vị đào tạo hiện quản lý ít hơn hai ngành hoặc chương trình đào tạo cử nhân sẽ cần xây dựng kế hoạch tái cấu trúc, đề xuất phương hướng phát triển.

Các đơn vị hành chính thực hiện tự rà soát để không chồng chéo, trùng lặp, chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ trên nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy trong giai đoạn tiếp theo.
Báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 15.1.2025.

Tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu, tiến tới tự chủ đại học

Theo lãnh đạo nhà trường, định hướng triển khai đề án này không chỉ là nỗ lực thực hiện các chỉ đạo từ Nghị quyết số 18-NQ/TW mà còn là cơ hội để Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế, tiến tới tự chủ đại học.

Trong bối cảnh tự chủ đại học và đất nước bước vào kỷ nguyên mới, việc cải cách bộ máy, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quản trị đại học hiện đại; phát triển đội ngũ các nhà khoa học xuất sắc, cán bộ quản lý chất lượng, viên chức chuyên nghiệp; đầu tư mọi nguồn lực để thực hiện thành công những chương trình khoa học lớn, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Khẳng định vai trò, vị thế, danh tiếng của Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước mà còn thực hiện tốt vai trò định hướng, dẫn dắt đối với sự phát triển các ngành khoa học xã hội nhân văn, góp phần phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội và phụng sự đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.