Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia

Ngày 9.12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD-ĐT, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan về nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

dhqg-3-17337327687841320304939.jpg
Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: VGP)

Tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới

Giám đốc 2 đại học quốc gia khẳng định, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị rất hợp lòng dân và được cộng đồng các cán bộ quản lý, nhà khoa học đánh giá rất cao.

Đây là cơ hội để 2 đại học quốc gia tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, quyết tâm xây dựng để trở thành 2 trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước.

Hai đại học quốc gia đang chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn lại các đơn vị trực thuộc, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập, hạn chế, tập trung vào mục tiêu phát triển, sứ mệnh đặt ra.

"Chúng tôi sẽ kết thúc hoạt động những đơn vị, đầu mối không hiệu quả; sáp nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ những ban, đơn vị có chức năng trùng lặp, giao thoa", Giám đốc Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân nói.

Giám đốc 2 đại học quốc gia cũng đề xuất phương án, kiến nghị cụ thể về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy; đề án thành lập Đảng bộ 2 đại học quốc gia; cơ chế, chính sách để tăng cường quản lý Nhà nước chuyên ngành, đồng thời tiếp tục ưu tiên tự chủ cao, đầu tư trọng điểm cho 2 đại học quốc gia.

dhqg-2a-17337327685891537463106.jpg
Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội Lê Quân phát biểu (Ảnh: VGP)
dhqg-2c-17337327685981087901091.jpg
Giám đốc Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân phát biểu (Ảnh: VGP)

Việc sắp xếp 2 đại học quốc gia phải dựa trên luận cứ khoa học, tư duy đột phá

Đồng tình với ý kiến của một số nhà khoa học, GS.TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng phương án sắp xếp 2 đại học quốc gia cần kế thừa những lợi thế của mô hình đại học quốc gia hơn 30 năm qua, nhất là đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất, đi đôi với quyền tự chủ cao…, nhằm bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của 2 đại học quốc gia phải đáp ứng sứ mệnh mới trong thời đại phát triển dựa vào tri thức, khoa học công nghệ; thực sự là nền tảng, diện mạo trí tuệ khoa học của đất nước.

"Muốn bay cao, bay xa, bay nhanh thì tổ chức bộ máy của 2 đại học quốc gia phải chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả hơn nữa", GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc sắp xếp 2 đại học quốc gia phải dựa trên luận cứ khoa học, tư duy đột phá, đổi mới và kinh nghiệm quốc tế, cũng như bối cảnh, tình hình và xu thế hiện nay về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học là bảo đảm xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học, trên đại học, từ dạy nghề đến giáo dục đại học, vấn đề giáo dục đại học gắn với nghiên cứu đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao…

ddn9828-1733747425503655640986.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu (Ảnh: VGP)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GD-ĐT, 2 đại học quốc gia khẩn trương thành lập tổ công tác có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo tổng kết về mô hình tổ chức bộ máy 2 đại học quốc gia, phương án cải cách, tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, bám sát nội dung Nghị quyết 18/NQ-TW, Nghị quyết 19/NQ-TW, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về sứ mệnh 2 đại học quốc gia, các luật liên quan.

Trong đó, 2 đại học quốc gia cần đánh giá một cách hệ thống quá trình hình thành, phát triển; chỉ rõ những ưu điểm, bất cập, tồn tại, hạn chế, giải pháp khắc phục. Từ đó, xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm dân chủ, khoa học, có sự kế thừa tên tuổi, vị thế của 2 đại học quốc gia cũng như trách nhiệm đối với tương lai phát triển của đất nước, trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ.

Đề án kiện toàn, sắp xếp, đổi mới bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của các bộ chuyên ngành đối với 2 đại học quốc gia về con người; tài sản, cơ sở vật chất; tài chính; hoạt động giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học, công nghệ… theo quy định pháp luật.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy phải giúp 2 đại học quốc gia tự chủ mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, tách bạch nguồn lực Nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ trọng điểm của quốc gia, trong đó có các lĩnh vực mũi nhọn (vật liệu, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo, điện hạt nhân, bán dẫn,…). Đồng thời, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị, trung tâm nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ theo đặt hàng của doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội.

Hai đại học quốc gia cũng cần rà soát lại quy chế hoạt động; xây dựng dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ; kiến nghị những cơ chế, chính sách mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện sứ mệnh mới được Đảng, Nhà nước giao.

Trước đó, ngày 6.12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 về kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có việc sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo

Đối với 2 Viện Hàn lâm: Phương án 1: Hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Phương án 2: Duy trì 2 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

Đối với 2 Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về Bộ GD-ĐT để quản lý.

Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.