Nữ sinh Việt giành giải Nhất cuộc thi viết văn tại Trung Quốc

Với hơn 1.000 chữ viết về Văn hóa Trung Quốc như một người bạn tâm giao, Nguyễn Huyền Anh, du học sinh Việt tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi.

Nữ sinh Việt với loạt thành tích đáng nể

Mới đây, trong cuộc thi “Cuộc gặp gỡ tuyệt đẹp của tôi và Trung Quốc” lần thứ 8 năm 2024 do Bộ Giáo dục Trung Quốc tổ chức, nữ sinh Việt Nam, Nguyễn Huyền Anh đã xuất sắc giành Giải Nhất, hạng mục Viết văn. Nguyễn Huyền Anh, sinh năm 2004, hiện là sinh viên năm 3 tại Viện Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc.

“Em rất là vui và bất ngờ khi mình là một trong số những người may mắn đạt giải. Bởi vì mỗi năm có hơn 1.000 tác phẩm được gửi đến và tổng cả 2 hạng mục chỉ có 8 giải Nhất, 13 giải Nhì, 26 giải Ba và 76 giải Khuyến khích được trao. Vinh dự này không chỉ dành cho em mà còn thuộc về tất cả các thầy cô đã từng giảng dạy và giúp đỡ em, thuộc về gia đình và bạn bè, những người đã đứng sau ủng hộ em”, Huyền Anh chia sẻ.

picture1.jpg
Nguyễn Huyền Anh hiện là sinh viên năm 3 tại Viện Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc

Nói về nội dung bài viết xuất sắc này, Huyền Anh cho biết, xem Văn hóa Trung Quốc như một người bạn tâm giao, dùng hình thức viết thư và trích dẫn những câu thơ cổ để bày tỏ tình cảm của mình.

Được biết, cuộc thi được khởi xướng vào năm 2017, nhằm khích lệ người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc, dùng hình thức viết văn hoặc quay video, chia sẻ và lan tỏa câu chuyện giữa bản thân và Trung Quốc. Các tác phẩm đoạt giải trong hạng mục viết văn sẽ được in trong tập sách cùng tên cuộc thi của Nhà xuất bản Nhật báo Nhân dân.

picture2-4092.jpg
Huyền Anh được trao giải Nhất và tác phẩm được in thành sách "Cuộc gặp gỡ đẹp đẽ của tôi và Trung Quốc" của Nhà xuất bản Nhật báo Nhân Dân

Với niềm đam mê ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Huyền Anh đã nhận được nhiều giải thưởng đáng nể khác như Giải Ba cuộc thi “Duyên chữ Hán” Đại hội Kể chuyện Quốc tế năm 2024 do Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc tổ chức; Giải Văn học Trà cuộc thi “Cúp Mông Đỉnh Cam Lộ” lần thứ nhất năm 2024.

Ở cấp Viện, Huyền Anh đạt Giải Nhất Cuộc thi Viết Văn Viện Giáo dục Quốc tế Hán ngữ Đại học Sư phạm Bắc Kinh kỳ Thu 2023, kỳ Thu 2024; Giải Nhì Cuộc thi Hát Viện Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Đại học Sư phạm Bắc Kinh năm 2023, 2024.

Trước đó, khi đang là học sinh lớp chuyên Trung, Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (khóa 2019-2023), Huyền Anh cũng giành nhiều giải thưởng khi đang học phổ thông ở Việt Nam như Giải Khuyến khích cuộc thi Học sinh giỏi toàn quốc môn tiếng Trung năm 2022, 2023; Giải Nhất cuộc thi Olympic Đại học Quốc gia Hà Nội môn Tiếng Trung năm 2022; Huy chương Bạc cuộc thi Học sinh giỏi Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ môn Tiếng Trung năm 2022; Giải Ba cuộc thi Viết chính tả chữ Hán năm 2022.

Năm 2020, Huyền Anh giành được Học bổng Khổng Tử hạng mục 1 năm khi chỉ mới 15 tuổi. Đặc biệt, cô là học sinh nhỏ tuổi nhất trong số những người nhận được học bổng năm đó.

Tự hào vì đồ ăn Việt Nam đang ngày càng nổi tiếng

Nữ sinh Đại học Sư phạm Bắc Kinh chia sẻ, niềm đam mê tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc đến với mình từ khi còn nhỏ: “Ngày xưa khi tiếp xúc với phim, nhạc Trung Quốc, em thấy tò mò và bắt đầu có hứng thú với ngôn ngữ này. Càng tìm hiểu, em càng say mê và gắn bó đến tận bây giờ”.

Sau khi nhận học bổng vào học tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, tháng 8/2023, Huyền Anh chính thức sang Bắc Kinh theo học đại học ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc. Đây là quốc gia từ lâu đã nổi tiếng vì sự áp lực và khắc nghiệt trong giáo dục. Các sinh viên Trung Quốc thường rất cố gắng để có thể có thành tích học tốt nhất và sinh viên quốc tế cũng vô hình trung bị cuốn vào luồng sinh hoạt này.

Huyền Anh cho rằng, không có thành tích nào đến một cách dễ dàng bởi đằng sau đó là cả một quá trình dài nỗ lực, cố gắng và không ngừng phát triển bản thân. Tuy nhiên, khi chứng kiến sự vất vả của bố mẹ, thầy cô, các bạn đồng trang lứa, tất cả những người đang bôn ba ngoài kia, Huyền Anh thấy sự mệt mỏi của mình rất nhỏ bé. Mỗi lần như vậy, cô nàng đều tự nhủ phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa, để không phụ sự mong đợi của mọi người.

picture3.jpg
Huyền Anh đã có những trải nghiệm đẹp ở Trung Quốc và luôn nhớ các món ăn Việt

Hơn 1 năm học tập tại Trung Quốc, ngoài thời gian học tập căng thẳng, Huyền Anh còn ghi thêm cho mình những trải nghiệm đáng nhớ. Cô đã đi rất nhiều nơi để ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ (sa mạc Alxa – Nội Mông Cổ; thảo nguyên Hulun Buir – Nội Mông Cổ; khu sinh thái Ergun – Nội Mông Cổ) cũng như trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc (di chỉ Tam Tinh đôi và công trình thủy lợi Đô Giang Yển – Thành Đô, Tứ Xuyên… Kế hoạch sắp tới của cô sẽ là đi tới những thành phố mới để trải nghiệm và khám phá văn hóa cũng như thiên nhiên Trung Quốc như đi An Huy để tìm hiểu mực và giấy Tuyên, đi Phúc Kiến để tìm hiểu Trà Bách Hí…

Mặc dù vậy, với Huyền Anh, những ngày tháng học xa nhà vẫn nhớ nhất là đồ ăn Việt Nam: “Mỗi khi em đi trung tâm thương mại và nhìn thấy quán ăn Việt Nam em đều rất nhớ quê hương và tự hào vì đồ ăn Việt Nam đang ngày càng nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế”.

Tiết lộ về kế hoạch sắp tới, Huyền Anh cho hay: “Sau khi học xong Cử nhân, em sẽ tiếp tục học lên Thạc sĩ tại Trung Quốc”.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.