Triển lãm đổi mới sáng tạo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13.1 tại Văn phòng Quốc hội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã diễn ra hoạt động tham quan trải nghiệm triển lãm ứng dụng chuyển đổi số. 

Tiếp bước thành công của Đề án số 06/CP, Bộ Công an tiếp tục tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị quyết số 175-NQ/TW khởi động xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 tạo nền tảng vững chắc hơn nữa trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

k2.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tham quan triển lãm. Ảnh: C06

Với tiền đề chuyển đổi số của Đề án 06/CP là cốt lõi, trụ cột mang tính đột phá góp phần xây dựng, triển khai thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW mang tính đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới với việc Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu.

Theo đó, phần triển lãm của các tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về khoa học, công nghệ: Tập đoàn FPT, VNPT, VIETTEL, CMC, Ngân hàng Vietcombank, BIDV.... với những giải pháp công nghệ vì sự phát triển của đất nước. Đồng hành cùng công tác truyền thông của Đề án số 06, trong thời gian tới Công ty Goldsun tiếp tục đồng hành hỗ trợ công tác truyền thông giúp người dân hiểu rõ đột phá phát triển khoa học công nghệ trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 57- NQ/TW

gian-hang-cua-bidv.jpg
Triển lãm của các tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về khoa học, công nghệ

Khu triển lãm chính của Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng về khoa học, công nghệ, dữ liệu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với phương châm “Đề án số 06/CP đã tạo lập được nền tảng, nhân tố cốt lõi, tính đột phá, tạo lập dữ liệu cốt lõi ban đầu”.

Đầu tiên là Chiến lược dữ liệu quốc gia trong tình hình với 3 trụ cột dữ liệu (Dữ liệu con người, dữ liệu tổ chức và dữ liệu về địa điểm) được tạo lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu khác đồng bộ thành cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia (thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia – Bộ Công an). Trên cơ sở đó tạo lập vòng đời dữ liệu con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi được tạo lập và lưu trữ, xử lý tại Trung tâm dữ liệu quốc gia gắn với hoạt động đổi mới sáng tạo phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong chuyển đổi số, xây dựng nền tảng quản trị xã hội thông minh dựa trên công nghệ và dữ liệu.

cac-dai-bieu-xem-trien-lam.jpg
Các đại biểu tham quan trải nghiệm tại triển lãm. Ảnh: C06

Thuyết minh tại triển lãm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Tấn đã giới thiệu các giải pháp công nghệ, ứng dụng mang tính đột phá từ Đề án số 06/CP gồm: Dữ liệu phục vụ hoạt động điều hành của Chính phủ và cây sức khỏe của doanh nghiệp; dữ liệu được phân tích về sức khỏe phục vụ hoạch định chính sách về y tế, bảo hiểm người dân; với tầm nhìn chiến lược và công nghệ hiện đại, nền tảng thiện nguyện Quốc gia VNeID chính là một hệ sinh thái số hóa toàn diện, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động thiện nguyện một cách hiệu quả và minh bạch. Đây là giải pháp công nghệ phù hợp cho thời đại số, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội mà Chính phủ đề ra; nền tảng về đấu giá cho phép các tổ chức đấu giá tài sản trên nền tảng ứng dụng VNeID bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm; nền tảng điều phối dữ liệu về y tế cho phép liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện, tái sử dụng kết quả xét nghiệm, chụp, chỉ số về sức khỏe, liên thông giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại… Các nền tảng như đào tạo trực tuyến MOOC, chấm điểm tín dụng dữ liệu dân cư, phần mềm thông báo lưu trú…

Cùng với đó, sổ tay Đảng viên điện tử là giải pháp công nghệ giúp các đảng viên thuận tiện trong việc học tập, tra cứu, tương tác với tổ chức đảng trên máy tính và trên ứng dụng điện thoại thông minh. Phần mềm gồm các chức năng chính như: Tin tức, sự kiện, thời sự; thông tin chuyên ngành, nghiệp vụ, mô hình mới, cách làm hay; góp ý, kiến nghị, hỏi đáp, tương tác; quản lý sinh hoạt chi bộ; tổ chức học tập nghị quyết; quản lý, lưu trữ tài liệu cá nhân.

Với phần mềm này, các Đảng bộ, Chi bộ… có thể tổ chức các cuộc thi học tập nghị quyết, văn kiện của Đảng, các bài học mà Đảng bộ, Chi bộ, đảng viên đúc rút từ thực tiễn cuộc sống dưới dạng các bài viết hoặc các câu hỏi trắc nghiệm giúp đảng viên tiếp cận và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phần mềm cung cấp các tính năng hỗ trợ công tác theo dõi tiến trình đại hội Đảng các cấp, người sử dụng là cán bộ cơ sở Đảng cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các cấp cơ sở. Để sử dụng hệ thống, người dùng có thể truy cập từ Internet vào trang subdomain của VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động.

Với những nền tảng công nghệ gắn với dữ liệu và các máy móc, thiết bị như thiết bị xác minh di động, kiosk y tế… đã tạo thành phương thức sản xuất số cho ngành khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước hình thành nền công nghiệp dữ liệu góp phần xây dựng Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Khoa học - Công nghệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời gian qua tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý nêu rõ, chủ đề của Hội nghị chính là con đường để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

*Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chủ trì
Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Nhận diện thách thức, hợp sức hóa giải

PGS. TS Ngô Trí LongChuyên gia kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là lộ trình mà còn là cam kết của Việt Nam trong hành trình hướng tới vị thế quốc gia vượt trội trên bản đồ công nghệ và đổi mới sáng tạo thế giới. Trong hành trình hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 57, không thể tránh khỏi những thách thức lớn. Nhận rõ các thách thức này sẽ giúp chúng ta định hướng các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ
Khoa học - Công nghệ

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý IV. 2024 và gặp mặt báo chí đầu năm 2025. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chủ trì cuộc họp. Dự họp báo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ
Công nghệ

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ

Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, xác minh thông tin qua các kênh chính thống, hạn chế chia sẻ thông tin nhạy cảm và áp dụng các biện pháp bảo mật nhiều lớp, kịp thời thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp sẽ tự tin ứng dụng công nghệ, mô hình mới

“Với những chính sách mới, đột phá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một cuộc cách mạng cho sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chúng tôi đang rất trông đợi nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam HUỲNH THANH VẠN chia sẻ.

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ
Khoa học - Công nghệ

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ

Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đặt ra cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp tập trung trao đổi tại Hội thảo “Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Bộ” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN) phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hôm qua.

Ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khoa học - Công nghệ

Tạo bước ngoặt trong hành trình vươn mình của nền kinh tế

Theo PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG, Giảng viên cao cấp tại Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tạo ra bước ngoặt, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình vươn mình của nền kinh tế, đưa Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao.