Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sáng nay, 13.1, trong báo cáo chuyên đề, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung trình bày 4 nội dung chủ yếu: bối cảnh tình hình; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của chương trình hành động; tổ chức thực hiện.

Thủ tướng nêu rõ, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

dbnd_bl_hn1.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

“Nghị quyết số 57-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và là lời hiệu triệu mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng nỗ lực đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, có năng lực cạnh tranh toàn cầu”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đóng vai trò then chốt, là động lực mạnh mẽ để Việt Nam phát triển tăng tốc, bứt phá, bền vững: giúp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng các nước phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu kinh tế, từng bước vượt lên, sánh vai cùng các cường quốc về công nghệ; là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, phù hợp với xu thế chung của thế giới; góp phần bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng.

dbnd_bl_hn132.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: Hồ Long

Khát vọng về một Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại, sớm gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao đã và đang cháy bỏng hơn bao giờ hết. Để hiện thực hóa khát vọng ấy, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không có con đường nào khác ngoài việc dồn toàn lực cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.

dbnd_br_cac-dai-bieu-du-hoi-nghi-7468.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 57-NQ/TW được ban hành, Chính phủ đã khẩn trương, lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện để sớm ban hành Chương trình hành động với tinh thần “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”. Đây là Chương trình hành động tổng thể, toàn diện, được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu rõ ràng và các giải pháp mang tính khả thi cao, nhằm cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng thành những hành động thiết thực, sát thực tiễn.

Chính phủ xác định rõ, việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không chỉ dừng lại ở việc quán triệt nhận thức, mà còn phải được thực hiện bằng những bước đi mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, thống nhất với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hạ tầng số hiện đại, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo được đưa vào Chương trình hành động với lộ trình cụ thể và trách nhiệm rõ ràng.

Đề ra 41 nhóm chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình hành động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Nhóm 1: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (gồm 31 nhiệm vụ cụ thể).

Việc quán triệt và triển khai hiệu quả nhóm nội dung này, theo Thủ tướng, là nhiệm vụ rất quan trọng; đòi hỏi phải thực sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy, nhận thức đến hành động trong toàn xã hội, đặc biệt là vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

dbnd_bl_c2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là: các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW; tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát động phong trào thi đua toàn quốc để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân trong thực hiện cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tôn vinh, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc.

Nhóm 2: Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (28 nhiệm vụ cụ thể).

Đối với nhóm nhiệm vụ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến tư duy đổi mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo, đó là “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, tạo không gian phát triển mới”, tạo khung khổ pháp lý để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của nhóm nhiệm vụ này gồm: tập trung xây dựng dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số và sửa đổi, bổ sung các luật liên quan; xây dựng cơ chế thử nghiệm, đặc thù: cơ chế thí điểm thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của nhà nước (sandbox), triển khai thực hiện theo phương thức "vừa thiết kế, vừa thi công"; ban hành quy định Quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Nhóm 3: Tăng cường đầu tư hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (34 nhiệm vụ cụ thể).

Theo Thủ tướng, tăng cường đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ, liên kết mạnh mẽ, "hạ tầng số phải luôn đi trước một bước" để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ..., góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

dbnd_bl_hn9.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm của nhóm nhiệm vụ này là: ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược (ưu tiên các lĩnh vực quốc phòng an ninh, không gian, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến, bán dẫn, công nghệ lượng tử, robot và tự động hoá, y sinh học...). Bên cạnh đó, rà soát, đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu quốc gia; phát triển hạ tầng số hiện đại, hạ tầng viễn thông, internet, hạ tầng vật lý số, hạ tầng tiện ích số, các nền tảng số quốc gia, nền tảng số dùng chung các ngành, lĩnh vực.

Nhóm 4: Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (12 nhiệm vụ cụ thể).

Khẳng định phát triển và trọng dụng nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là "chìa khóa vạn năng", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, mục tiêu là xây dựng một đội ngũ nhân lực hùng hậu, vừa đủ về số lượng, vừa đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của kỷ nguyên số. Đặc biệt, nguồn nhân lực này cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu, phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là: xây dựng Đề án phát triển và trọng dụng nhân tài; rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong đó tổ chức nào hoạt động không hiệu quả sẽ được sáp nhập hoặc giải thể để tập trung nguồn lực cho các tổ chức nghiên cứu mạnh; có chính sách thu hút nhà khoa học và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.

Nhóm 5: Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh (27 nhiệm vụ).

Đặc biệt, trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, việc ứng dụng khoa học công nghệ để bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao càng trở nên cấp thiết. Đây chính là nền tảng để xây dựng một xã hội số an toàn, văn minh, hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Những nhiệm vụ trọng tâm đối với nhóm nhiệm vụ này là: xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ số, tạo ra một hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đẩy mạnh số hóa dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong bảo đảm quốc phòng và an ninh; hiện đại hóa lực lượng quân đội và công an; làm chủ các công nghệ chiến lược.

dbnd_bl_c1.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Nhóm 6: Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp (16 nhiệm vụ cụ thể).

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, doanh nghiệp chính là "đầu tàu", là lực lượng nòng cốt của hệ sinh thái khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến những nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng Đề án hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu; xây dựng Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước; thúc đẩy phát triển một số khu công nghiệp công nghệ số và công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với tinh thần "lấy doanh nghiệp làm trung tâm; các viện, trường, trung tâm nghiên cứu là trụ cột”; xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Nhóm 7: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (9 nhiệm vụ).

Hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khẳng định như vậy, Thủ tướng nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai ngoại giao kinh tế gắn với thu hút đầu tư khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (gọi tắt là "ngoại giao công nghệ"); xây dựng Đề án Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử, vũ trụ và các công nghệ khác.

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Để Nghị quyết đi vào thực tiễn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các cấp, các ngành, các địa phương cần đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai thực hiện, với tinh thần "5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả", "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung" và phương châm "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ, bám sát nội dung Nghị quyết số 57- NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, tích cực, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng chương trình hành động.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung chỉ đạo quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện theo quy định; kịp thời báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện hàng năm theo Nghị quyết số 57-NQ/TW. Các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền.

Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồ Long
Sự kiện nổi bật

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự, chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồ Long
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá, đổi mới sáng tạo - yếu tố kỳ diệu làm nên kỳ tích

Dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sáng nay, 13.1, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn coi khoa học công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thống nhất nhận thức “đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh”

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 13.1, tại Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại Hội nghị, thực hiện phân công của Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc Tết nhà khoa học, văn nghệ sĩ
Sự kiện nổi bật

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc Tết nhà khoa học, văn nghệ sĩ

Sáng 11.1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm, chúc Tết Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y và nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đài truyền hình Việt Nam kết hợp hài hòa, hợp lý giữa yêu nước, yêu nghề và yêu người
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đài truyền hình Việt Nam kết hợp hài hòa, hợp lý giữa yêu nước, yêu nghề và yêu người

Sáng 11.1, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu VTV phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nghĩ sâu, làm lớn; lấy khán thính giả là trung tâm, chủ thể; đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá phân khúc người xem, đa dạng hoá nền tảng.

Hai Thủ tướng Việt Nam - Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt
Sự kiện nổi bật

Hai Thủ tướng Việt Nam - Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt

Trong chương trình thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10.1, tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Lễ khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Tối 9.1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư

Trong chương trình thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, chiều 9.1, tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng".

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại xã Pa Tần, Lai Châu
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại xã Pa Tần, Lai Châu

Trong khuôn khổ chương trình “"Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản,” chiều 9.1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.