Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

dbnd_bl_hn1.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Trong báo cáo chuyên đề, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, về chủ trương của Đảng, Nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định nội dung quan trọng mang tính định hướng phát triển đất nước dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 29 ngày 17.11.2022 của Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII cũng xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững…

hn17.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú chủ trì và điều hành Hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có 4 Luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực khoa học, công nghệ gồm: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ; ngoài ra có 12 luật, 42 nghị định, 131 thông tư khác có liên quan. Hệ thống pháp luật về chuyển đổi số, có 8 luật liên quan trực tiếp và nhiều văn bản luật khác liên quan; 4 nghị quyết của Chính phủ và hơn 160 nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã thông qua 8 Luật liên quan đến nội dung này.

Đặc biệt, 29 luật và 41 nghị quyết Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy và thứ Tám đã giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của thực tiễn, đồng thời trong đó có những Luật quy định về việc tạo lập cơ sở dữ liệu số; phương thức quản lý, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù liên quan đến ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm, dịch vụ, các loại hình kinh doanh mới.

dbnd_bl_hn14.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hệ thống pháp luật hiện hành cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi về đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Điều này thể hiện rõ trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Dữ liệu năm 2024.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia vẫn còn có những hạn chế cơ bản. Trong đó, nổi lên là sự thiếu đồng bộ, thống nhất dẫn đến một số cơ chế khuyến khích, thúc đẩy trong những lĩnh vực này không phát huy được tác dụng.

Ví dụ, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có quy định cơ chế quỹ; tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quỹ không triển khai được bởi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 chưa quy định đồng bộ và chưa sửa đổi kịp thời. Đến năm 2015, Luật Ngân sách Nhà nước mới sửa đổi quy định về dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực khoa học công nghệ được thực hin theo quy định của pháp luật có liên quan, có nghĩa là Luật Ngân sách Nhà nước chấp nhận dự toán chi cho lĩnh vực khoa học, công nghệ được thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

Cùng với đó, cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội. Một trong những ví dụ tiêu biểu là tổng kinh phí đầu tư của toàn xã hội cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả; chi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này có xu hướng giảm; trong giai đoạn 2016-2023 giảm từ 1,29% (năm 2016) xuống còn 0,8% (năm 2023). Một trong những nguyên nhân là do các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa xây dựng nhiệm vụ đáp ứng đúng nguyên tắc, tiêu chí để bố trí vốn. Có địa phương không bố trí vốn hoặc có những địa phương bố trí rất thấp cho lĩnh vực này.

dbnd_br_hn15.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Quy định về xây dựng dự toán và kinh phí quản lý nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước hiện nay chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng khoa học. Cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học, công nghệ, nhất là các tổ chức sự nghiệp công lập chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế, nhất là thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong nghiên cứu…

Bên cạnh đó, cơ chế đầu tư, tài chính để triển khai hoạt động chuyển đổi số còn khó khăn, chưa được tháo gỡ chưa kịp thời; việc phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, đề án, dự án có phạm vi quy mô quốc gia còn chậm và triển khai phức tạp, mất nhiều thời gian.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá về thể chế, để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp, qua rà soát cho thấy, với hơn 100 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có 16 nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, có thể coi là rất mới như: phát triển ngành công nghiệp Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật; đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; hình thành hạ tầng lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xanh; xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn, hình thành ngành công nghiệp dữ liệu lớn của Việt Nam; xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo tiên tiến chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo…

Trên cơ sở đó, sẽ tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Một là, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Ngày 10.1.2025, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kế hoạch hành động số 3260 để thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời.

dbnd_br_h.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Hai là, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật. Theo đó, các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định, thì luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, bảo đảm sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Đặc biệt, “tại Hội nghị tổng kết của Chính phủ năm 2024 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh: hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện, để mỗi nội dung chỉ quy định tại một luật duy nhất. Quản lý theo kết quả, cần loại bỏ cơ chế xin cho và bao cấp; đổi mới phân bổ ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp…”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Bên cạnh đó, tiếp tục cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; nghiên cứu, quy định phù hợp về cơ chế thí điểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; nghiên cứu quy định miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.

Ba là, tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phối hợp tổ chức rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xoá bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ“đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh”, trong đó cần đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; thể hiện rõ ràng mức độ khuyến khích, ưu đãi vượt trội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, ổn định, công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đến nay, qua rà soát bước đầu cho thấy pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn 2 Nghị định chưa được sửa đổi hoặc thay thế, 1 Thông tư chưa được ban hành; pháp luật về chuyển đổi số cũng còn 4 Nghị định và 1 Thông tư chưa ban hành theo tiến độ.

Trên cơ sở Chính phủ trình và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua các dự án Luật trong 6 lĩnh vực trọng tâm. Cụ thể, về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số: hoàn thiện 8 Luật. Về đầu tư và tài chính: rà soát, hoàn thiện 12 Luật. Về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: rà soát, sửa đổi, hoàn thiện 11 Luật. Về doanh nghiệp, thương mại: rà soát, hoàn thiện 3 Luật. Về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, môi trường số, rà soát hoàn thiện 3 Luật. Về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh xây dựng, vận hành Quốc hội số, Chính phủ số, Chính quyền số.

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, xây dựng mới các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Bốn là, trên tinh thần đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57. Tổ chức phân công theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ những kết quả đã làm được, việc chưa làm được, việc chưa đạt yêu cầu, giải pháp khắc phục và cá thể hoá trách nhiệm. Trước mắt là khẩn trương phối hợp chuẩn bị, tích cực triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

cac-dai-bieu-du-hoi-nghi-5828.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Năm là, đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành: chú trọng việc tổ chức đánh giá, tổng kết thi hành, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ theo quy định. Đôn đốc việc xây dựng ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị HĐND các cấp, căn cứ tình hình thực tiễn, phối hợp ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức giám sát việc thực hiện.

Thực tiễn của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết, Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Trên tinh thần đó, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương là: Thời điểm hiện nay đất nước đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân.

Ý kiến bạn đọc

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cử tri và Nhân dân phấn khởi khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được thực hiện quyết liệt

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Chiều 23.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiến hành thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung nội dung giám sát về chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 23.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì cuộc làm việc - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì làm việc về biên soạn cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào

Sáng 23.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà -Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và xuất bản cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào - Hợp tác toàn diện và phát triển” đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội Lào do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lào Sanya Praseuth - Trưởng Ban phụ trách cuốn sách làm Trưởng đoàn, về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tăng cường minh bạch, công khai, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước

Tại hội nghị diễn ra chiều nay, 22.4, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

* Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì

Chiều 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh

Sáng 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà Quốc hội, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025). Cùng dự buổi gặp mặt có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phạm Thúy Chinh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Thu Hà.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên thảo luận
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Sáng 22.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã ký ban hành Nghị quyết số 1592/NQ-UBTVQH15 ngày 9.4.2025 về phê chuẩn cho thôi giữ chức vụ Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 1593/NQ-UBTVQH15 ngày 9.4.2025 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Quảng Ninh.

Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang giảm từ 3-4%/năm
Chính trị

Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang giảm từ 3-4%/năm

Ngày 21.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh An Giang về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1, từ 2021-2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về kết quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Chiều 21.4, tại Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc - Hà Nội, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực" do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Suvon Luongbunmi

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn đại biểu Quốc hội Lào, chiều 21.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Suvon Luongbunmi, trao đổi các nội dung về tinh gọn, sắp xếp bộ máy hành chính của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.