Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ

Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đặt ra cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp tập trung trao đổi tại Hội thảo “Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Bộ” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN) phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hôm qua.

Thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình KH - CN cấp quốc gia nhằm phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Đây là một trong những chương trình hành động nhanh chóng, kịp thời của Bộ KH - CN trong việc thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai cam kết của Việt Nam về Net Zero. Chương trình này sẽ song hành cùng với các Chương trình KH - CN quốc gia khác đã và đang thực hiện để chung tay thúc đẩy các giải pháp KH và CN, đặc biệt là hướng tới công nghệ xanh, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26).

Chương trình KH và CN Net Zero sẽ là nền tảng, là cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam; thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

bo-truong-huynh-thanh-dat.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

"Hội thảo này là cơ hội để chúng ta cùng nhau trao đổi, tìm kiếm giải pháp hiệu quả và thực tế nhằm triển khai thành công chương trình KH - CN hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ - khu vực có vai trò đặc biệt trong phát triển KT - XH của Việt Nam…”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Từ thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ nhận định, phát triển xanh là xu hướng của toàn cầu và là con đường phát triển tất yếu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Chính vì vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch theo lộ trình giảm phát thải để đạt Net Zero; tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về kiểm kê khí nhà kính gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh; triển khai Bản ghi nhớ với chính quyền thành phố Sakai, Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường, hướng tới xây dựng "Thành phố không Carbon", "Kinh tế tuần hoàn" và khả năng phát triển dự án áp dụng Cơ chế tín chỉ chung...

Đồng thời, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang triển khai đề án "Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030"; qua đó, định hướng đưa Côn Đảo trở thành huyện đảo tiên phong và hình mẫu điển hình trong áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nước và khu vực. "Nhờ những nỗ lực này, năm 2023, Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng của cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2022, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Bộ", ông Thọ phấn khởi nói.

Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá trong giảm phát thải khí nhà kính

Tại hội thảo, trên cơ sở phân tích các đặc thù về kinh tế - xã hội, thuận lợi, các khó khăn, thách thức của vùng Đông Nam Bộ trong quá trình thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng, trong đó có tăng trưởng xanh, bền vững, các chuyên gia đã trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ giải pháp và đề xuất các định hướng, giải pháp về khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ nói chung và của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng nói riêng. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân từ các viện, trường, các doanh nghiệp… xây dựng các đề xuất nhiệm vụ tham gia Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”.

Chương trình KH - CN Net Zero được kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, các mô hình, giải pháp phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện Việt Nam để giảm đáng kể lượng phát thải của Việt Nam, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học; thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Chương trình có nhiều nét mới, được triển khai theo hướng "tiếp cận từ mục tiêu", huy động nguồn lực, trí tuệ của cộng đồng doanh nghiệp kết hợp các nhà khoa học, chuyên gia từ khối viện, trường đại học và Nhà nước để giải quyết mục tiêu cụ thể của quốc gia - mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam đến năm 2050.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh kêu gọi các cơ quan, đơn vị chức năng, cùng các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác, sớm đề xuất triển khai các nhiệm vụ KH - CN phục vụ mục tiêu Net Zero. Trong đó, cần tập trung xác định rõ lộ trình, nguồn lực và cách thức thực hiện để các kết quả nghiên cứu nhanh chóng đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cụ thể và lâu dài.

Khoa học - Công nghệ

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp sẽ tự tin ứng dụng công nghệ, mô hình mới

“Với những chính sách mới, đột phá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một cuộc cách mạng cho sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chúng tôi đang rất trông đợi nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam HUỲNH THANH VẠN chia sẻ.

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.

Ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khoa học - Công nghệ

Tạo bước ngoặt trong hành trình vươn mình của nền kinh tế

Theo PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG, Giảng viên cao cấp tại Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tạo ra bước ngoặt, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình vươn mình của nền kinh tế, đưa Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Sau Châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Khoa học - Công nghệ

Sau Châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Sau 4 ngày diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế, khẳng định năng lực công nghệ và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao ra thị trường quốc tế.

Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Khoa học - Công nghệ

Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại gian trưng bày thuộc khu công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đem đến hệ thống mô phỏng bắn súng trong không gian 3D. Trong môi trường giả lập, người tham gia sẽ sử dụng súng thật, được hướng dẫn cách cầm súng, ngắm bắn vào bia.

Toàn cảnh các thiết bị máy bay không người lái được trưng bày tại triển lãm ngoài trời
Khoa học - Công nghệ

Dàn UAV hiện đại của Việt Nam góp mặt tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các dòng máy bay không người lái (UAV) đã khẳng định tiềm lực công nghệ quốc phòng và năng lực tự chủ của nước ta; các sản phẩm này phục vụ nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu và tấn công chính xác, phù hợp với nhiều môi trường tác chiến.

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự
Công nghệ

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự

Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được một bước tiến lớn với sự ra đời của máy bay TP-150, mẫu máy bay huấn luyện và tuần tra đầu tiên được chế tạo trong nước. TP-150 được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng
Khoa học - Công nghệ

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, xe chiến đấu bộ binh mang tên XCB-01 thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, bởi đây là phương tiện bọc thép bánh xích đầu tiên được Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phát triển công nghệ mà còn thể hiện khả năng tự chủ quốc phòng của Việt Nam. 

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc
Khoa học

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc

Tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố hoàn thành xây dựng tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao trên diện tích 9,1ha. Công trình hoàn thành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

Ra-da (X-Band) VR5-V5IX của Viettel.
Khoa học - Công nghệ

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với Viettel

Sáng nay, 19.12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm với 2.600m2. Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel khẳng định, đây sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với Viettel.

Số hóa dữ liệu là ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA
Khoa học - Công nghệ

Số hóa dữ liệu là ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA

Với 156 hội thành viên, 3 đơn vị sự nghiệp, 575 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc cùng khoảng 2,2 triệu hội viên, dữ liệu là tài sản lớn nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tuy nhiên, dữ liệu này hiện phân tán. Vì vậy, việc số hóa và quản lý hiệu quả dữ liệu này là một trong những ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA giai đoạn đến 2030.