Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Hành động cụ thể, kịp thời

Theo Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chịu tác động nặng nề nhất bởi tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở đất và những thay đổi cực đoan về thời tiết. Những thách thức này không chỉ đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh lương thực của cả nước.

Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia KC.16/24-30 nhằm phục vụ mục tiêu Net Zero. Đây là hành động cụ thể và kịp thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Chương trình là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây không chỉ là cơ hội cải thiện chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

n1.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: ITN

Nhằm lan tỏa thông tin về Chương trình tới cộng đồng doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức để tìm kiếm giải pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu Net Zero tại khu vực này - vùng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

"Dù mục tiêu đặt ra đầy thách thức, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng khoa học, chúng ta sẽ biến những thách thức này thành cơ hội. Vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng tiên phong trong ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời là vùng có nhiều đổi mới, giải pháp về phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển chia sẻ: là 1 trong 5 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Cần Thơ không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái hướng đến Net Zero và đạt mục tiêu phát triển bền vững…

Theo đó, Cần Thơ đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính bước ngoặt với định hướng phát triển xanh, nền kinh tế xanh trong khu vực. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái hướng đến phát triển bền vững và phát thải ròng bằng 0.

Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ, để chủ động ứng phó với các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu, bảo đảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững, thành phố đã chủ động cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực; nghiên cứu tiền khả thi về phát triển các giải pháp bảo hiểm rủi ro khí hậu cho thành phố.

Thiết lập nền tảng mở cho khởi nghiệp xanh

Chia sẻ tại hội thảo về Chương trình khoa học và công nghệ Net Zero, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Hoàng Linh cho biết: mục tiêu của Chương trình nhằm cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước liên quan với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các mô hình và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam; nghiên cứu, ứng dụng, giải mã, đổi mới và chuyển giao công nghệ, các giải pháp quản lý và kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực, phục vụ giảm phát thải khí nhà kính...

"Kết quả của Chương trình này nhằm tạo ra các giải pháp đột phá về các công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; các cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, kỹ thuật; nâng cao nguồn lực phục vụ mục tiêu giảm phát thải, góp phần thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Việt Nam", ông Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh.

Giám đốc Sở KH - CN thành phố Cần Thơ Ngô Anh Tín cũng chia sẻ, Cần Thơ hiện có trên 100 dự án và ý tưởng khởi nghiệp mỗi năm, trong đó có 30% là các dự án khởi nghiệp xanh, như dự án Cộng đồng doanh nghiệp thuận thiên Abavina, dự án Áo giáp hạt giống, dự án Hệ thống quản lý nước nuôi lươn iOT… Thời gian tới, Cần Thơ sẽ hướng tới việc thiết lập nền tảng mở cho khởi nghiệp xanh, giúp kết nối các bên liên quan trong lĩnh vực KH và CN chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Nền tảng này cũng đồng thời kết nối các tập đoàn với công nghệ xanh, hỗ trợ các nhà sáng lập huy động thêm nguồn vốn nhằm hỗ trợ công nghệ môi trường, khí hậu giai đoạn đầu tại Cần Thơ có thể nhanh chóng phát triển.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực tăng trưởng xanh có thể thành công, Giám đốc Sở KH - CN thành phố Cần Thơ cho rằng, cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng xanh, xử lý rác thải môi trường. Do đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ start up xanh như khung pháp lý, chính sách ưu đãi, tài trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các start up xanh tại Việt Nam.

Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.