Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tạo bước ngoặt trong hành trình vươn mình của nền kinh tế

Theo PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG, Giảng viên cao cấp tại Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tạo ra bước ngoặt, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình vươn mình của nền kinh tế, đưa Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Đột phá quan trọng nhất là đổi mới tư duy

- Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 22.12.2024 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, thưa ông?

- Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao. Do đó, giai đoạn 2025 đến năm 2045 có tính bước ngoặt, là giai đoạn cất cánh của nền kinh tế nước ta và Nghị quyết 57 sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ quá trình phát triển này. Đây là Nghị quyết “mở cửa”, coi khoa học công nghệ thực sự là lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố cốt lõi của đổi mới sáng tạo để chuyển mình thành công.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

- Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; ông đánh giá như thế nào về những mục tiêu này?

- Mục tiêu thuộc 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á và nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở để thực hiện.

Đến thời điểm hiện tại, những vấn đề liên quan đến chuyển đổi số, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đã cải thiện mạnh mẽ. Cùng với đó là sự vào cuộc, sự quan tâm đầu tư của cả Nhà nước, khu vực của tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - cả ba lực lượng này đều coi khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi, có tính chất bứt phá. Thực tế chứng minh những doanh nghiệp Việt Nam dựa vào khoa học công nghệ để phát triển cũng đã thành công. Và theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đứng hàng đầu các nước Đông Nam Á. Chúng ta đã vượt qua mức trung bình thế giới, tỷ trọng của hàng xuất khẩu công nghệ cao Việt Nam khoảng 40 - 45%.

- Theo ông, đâu là giải pháp mới, mang tính đột phá trong Nghị quyết 57?

- Theo tôi, giải pháp có tính đột phá quan trọng chính là đổi mới tư duy. Giải pháp này xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đổi mới tư duy ở đây là nhìn nhận khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi, là cội rễ để có đổi mới sáng tạo; và phải tạo môi trường để các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân nhận thức được điều đó. Khi đã có tư duy đúng thì chắc chắn sẽ có hành động đúng.

khcn-1735037666032281784375-4-0-504-800-crop-1735037676858439032787.jpg

Bên cạnh tư duy tốt, chúng ta cần nguồn lực mạnh, đặc biệt là tài chính và con người. Chi tiêu cho khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 0,4 - 0,5% GDP theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong khi ở Hàn Quốc là từ 4,2 - 4,3%, Mỹ và Trung Quốc từ 2 - 3%. Lần này, Nghị quyết 57 xác định kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hàng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển; bố trí ít nhất 15% ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học phục vụ nghiên cứu công nghệ chiến lược. Đây là những nội dung có ý nghĩa rất lớn.

Rủi ro của khoa học công nghệ là mẹ đẻ của thành công sau đó

- Nghị quyết xác định: “Có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. Có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm với mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số”; ông nghĩ sao về điều này?

- Thực tiễn ở tất cả các quốc gia thành công, người ta đã thành lập thung lũng về khoa học, các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo. Vì đổi mới sáng tạo là tìm những thứ chưa bao giờ có, do đó phải có xác suất chấp nhận rủi ro, không phải cứ đầu tư là thành công. Công nghệ càng lớn, thử nghiệm càng lớn, nghiên cứu, phát triển càng lớn thì rủi ro càng cao.

Chính vì vậy, tôi rất đồng tình với quan điểm của Nghị quyết 57 là chấp nhận rủi ro, có thể xóa nợ cho những dự án đầu tư đổi mới sáng tạo không thành công, hoặc có thể cho vay lãi suất ưu đãi, miễn thuế... Đây là những động lực trực tiếp, đặc biệt quan trọng để các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu - những người đam mê khoa học công nghệ cùng vào cuộc, tham gia thực sự, thực chất. Điều này cũng thể hiện chỗ dựa vững chắc đến từ Nhà nước, từ đó loại bớt các rào cản vô hình, tăng niềm tin và thúc đẩy doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nhiều hơn.

Rủi ro của khoa học công nghệ là mẹ đẻ của thành công sau đó! Chính vì vậy, có cơ chế chấp nhận rủi ro, bảo hiểm cho sự rủi ro, phòng ngừa rủi ro và đặc biệt cơ chế tạo điều kiện cho các nhà khoa học dám chấp nhận rủi ro là điều rất tốt và cần thiết phải làm.

- Nhân lực, cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược, được xác định là những nội dung trọng tâm, cốt lõi và một trong những nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 57 là phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Về đào tạo nguồn nhân lực, theo ông cần tập trung vào những vấn đề gì?

- Trong khoa học công nghệ cốt lõi phải có nhà khoa học đồng hành, phải có những nghiên cứu đột phá, phải có đội ngũ con người, nhóm nghiên cứu xuất sắc, tinh hoa và phải có sự kết nối lẫn nhau. Lực lượng đó từ trước đến nay chúng ta đã tập trung xây dựng, nhưng trong điều kiện mới phải đầu tư gấp 3 gấp 4 lần để tạo ra lực lượng mạnh hơn. Đặc biệt, các trường đại học, Viện nghiên cứu, từ các mạng lưới kết nối nhà khoa học trong và ngoài nước, kể cả các nhà khoa học nước ngoài có thể tham gia để phối hợp nghiên cứu.

Theo tôi, cần xây dựng được đội ngũ, mạng lưới mạnh, dày, có sự kế tục, coi trọng bồi đắp cá nhân các nhà khoa học có khả năng đưa ra những đột phá mới; đồng thời, có sự biểu dương, cơ chế tạo điều kiện, bảo đảm khuyến khích các nhà khoa học đưa ra các đột phá. Phải có chiến lược phát triển lực lượng khoa học công nghệ giai đoạn vươn mình của nền kinh tế, tránh tình trạng đắp chỗ này, vá chỗ khác, gây lãng phí nguồn lực. Trong đào tạo nguồn nhân lực nên chọn những lĩnh vực có tính mũi nhọn như chất bán dẫn, công nghệ số, công nghệ sinh học, lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi xanh.

Đặc biệt, các nhà khoa học Việt Nam cần kiên trì, hợp tác với nhà khoa học nước ngoài để có thể vừa nghiên cứu, phát minh nhưng cũng phải giải mã các công nghệ các nước đang làm chủ.

- Xin cảm ơn ông!

Khoa học - Công nghệ

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp
Khoa học

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.

Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Triển lãm đổi mới sáng tạo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13.1 tại Văn phòng Quốc hội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã diễn ra hoạt động tham quan trải nghiệm triển lãm ứng dụng chuyển đổi số. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời gian qua tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý nêu rõ, chủ đề của Hội nghị chính là con đường để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

*Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chủ trì
Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Nhận diện thách thức, hợp sức hóa giải

PGS. TS Ngô Trí LongChuyên gia kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là lộ trình mà còn là cam kết của Việt Nam trong hành trình hướng tới vị thế quốc gia vượt trội trên bản đồ công nghệ và đổi mới sáng tạo thế giới. Trong hành trình hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 57, không thể tránh khỏi những thách thức lớn. Nhận rõ các thách thức này sẽ giúp chúng ta định hướng các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ
Khoa học - Công nghệ

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý IV. 2024 và gặp mặt báo chí đầu năm 2025. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chủ trì cuộc họp. Dự họp báo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.