TP. Hồ Chí Minh: Trường Trung cấp Đông Sài Gòn thiếu sót trong đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp

Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác định, Trường Trung cấp Đông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) để xảy ra một số thiếu sót trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn; sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trình độ Sơ cấp, Trung cấp không đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh: Trường Trung cấp Đông Sài Gòn thiếu sót trong đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp -0
Trụ sở Trường Trung cấp Đông Sài Gòn tại TP. Thủ Đức. Ảnh: Quang Phương.

Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã Hội (LĐTB-XH) vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 07/KL-TTS về việc chấp hành các quy định của pháp luật về Giáo dục nghề nghiệp tại Trường Trung cấp Đông Sài Gòn (TP. Thủ Đức).

Theo KLTT, năm 2023, Trường được giao dự toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với số tiền 268 triệu đồng. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả do ngân sách TP. Hồ Chí Minh cấp trực tiếp về Phòng LĐTB-XH TP. Thủ Đức. Sau đó, Trường phối hợp cùng Phòng để tiến hành tổ chức đào tạo và quyết toán về Phòng, số tiền quyết toán hơn 215 triệu đồng.

Trường không thực hiện cấp phát trực tiếp giấy chứng nhận khóa học cho từng học viên mà giao về cho UBND phường nơi cư cú của học viên (UBND phường ký nhận thay tại sổ theo dõi kết quả học tập).

TP. Hồ Chí Minh: Trường Trung cấp Đông Sài Gòn còn một số thiếu sót trong đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp -0
Học viên học nghề tại Trường Trung cấp Đông Sài Gòn. Ảnh website nhà trường.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp Trường ghi nhận sai tên của học viên và đã thực hiện cấp giấy chứng nhận, đơn đăng ký học nghề không có chữ ký học viên. Cụ thể: phường Tam Phú (3 trường hợp), các phường Tăng Nhơn Phú A, Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Trường Thạnh: mỗi phường 1 trường hợp.

Theo kết quả kiểm tra, xác minh, phường Tăng Nhơn Phú A có 2 trường hợp sổ theo dõi kết quả học tập có tên nhưng không có đơn đăng ký học nghề. Trong đó có trường hợp không được duyệt quyết toán. Lý do ngành đăng ký học nghề là ngành trang điểm căn bản là ngành dành cho nữ, nam không thể học.

Cũng theo KLTT, về công tác tuyển sinh, năm 2022, 2023, Trường có thành lập Hội đồng tuyển sinh theo quy định. Tuy nhiên, về thành phần Hội đồng tuyển sinh của Trường không đáp ứng đầy đủ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7.7.2021 của Bộ LĐTB-XH quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (thiếu ủy viên thường trực).

Năm 2022, trường có 1 ngành Công nghệ thông tin vượt quá quy mô tuyển sinh là 2,5%; năm 2023 có 4 ngành vượt quy mô tuyển sinh (Điện công nghiệp vượt 8,3%, Điện từ công nghiệp vượt 7,5%, Công nghệ ô tô vượt 5%; Công nghệ thông tin vượt 5%; tuy nhiên không vượt quá 10% theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14.10.2016).

Về mẫu phôi bằng, Trường có mở sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp đào tạo Sơ cấp, Trung cấp nghề theo quy định. Tuy nhiên sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp Sơ cấp, Trung cấp nghề không theo Điều 5 Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH.

Từ những thiếu sót trên, Thanh tra Sở LĐTB-XH đề nghị Trường thực hiện việc lập thành phần Hội đồng tuyển sinh phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH; việc lập sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp Sơ cấp, Trung cấp nghề phải thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.