TP. Hồ Chí Minh: Gần 2.000 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT

Để bảo đảm công tác chấm thi tốt nghiệp THPT theo đúng tiến độ, TP. Hồ Chí Minh đã huy động gần 2.000 cán bộ, giáo viên. 

TP. Hồ Chí Minh: Gần 2000 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT -0
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP. Hồ Chí Minh có trên 84.000 thí sinh dự thi. Để bảo đảm công tác chấm thi theo đúng tiến độ Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) đề ra, với số lượng bài thi khá lớn, TP. Hồ Chí Minh đã huy động gần 2.000 cán bộ, giáo viên tham gia vào công tác chấm thi.

Theo đó, Ban thư ký gồm 1 trưởng ban, 14 phó trưởng ban, 13 uỷ viên, 18 người quản lý hồ sơ, 48 người phát bài (20 người thu phát bài tự luận và 28 người thu phát bài trắc nghiệm), 50 người ghi điểm và 200 người nhập điểm.

Ban làm phách gồm 1 trưởng ban, 9 phó trưởng ban, 33 uỷ viên tổ phách 1, 800 người tổ phách 1 và 37 uỷ viên tổ phách 2. Ban chấm thi tự luận gồm 1 trưởng ban, 4 phó trưởng ban, 25 uỷ viên và 504 người chấm thi. Ban chấm thi trắc nghiệm gồm 1 trưởng ban, 5 phó trưởng ban, 5 uỷ viên và 90 người.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, công tác chấm thi sẽ bắt đầu từ ngày 1.7 và thời gian công bố kết quả thi sẽ thực hiện đồng loạt vào 8 giờ sáng ngày 18.7 tại các Sở GD-ĐT và các đơn vị đăng ký dự thi. Xét công nhận tốt nghiệp sẽ hoàn thành chậm nhất vào ngày 20.7

Thí sinh muốn phúc khảo bài thi sẽ nộp hồ sơ từ 18.7 đến hết ngày 27.7 tại các đơn vị đăng ký dự thi. Sau đó, chậm nhất ngày 5.8 sẽ hoàn thành công tác tổ chức phúc khảo bài thi và công bố kết quả.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.