Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023:

Tổng giám đốc IPP Group: Cần chính sách đặc biệt để kích cầu du lịch

Các nước trong khu vực đang chạy đua kích cầu du lịch, Việt Nam cần xem xét, ban hành các chính sách đặc biệt để tạo bước nhảy vọt cho ngành này, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) Lê Hồng Thủy Tiên đề xuất.

“Doanh nghiệp nhỏ, lớn gì cũng gặp khó khăn

Chia sẻ trong phiên chuyên đề 1 về “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, Tổng Giám đốc IPP Group Lê Hồng Thủy Tiên cho biết, giai đoạn 2021 - 2022, các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào khó khăn như đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội, căng thẳng địa chính trị, tình hình lạm phát, giá xăng dầu và cước vận tải leo thang.

Đầu năm 2023, do ảnh hưởng tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thế bị động, bị hủy đơn hàng, doanh số sụt giảm.

Tổng giám đốc IPP Group: Cần chính sách đặc biệt để kích cầu du lịch -2
Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ trong phiên chuyên đề 1. Ảnh: Hồ Long

“Doanh nghiệp nhỏ, lớn gì cũng gặp khó khăn trước các con sóng dữ của lạm phát và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có cơ chế chính sách đột phá, để tăng cường nội lực và vượt khó”, Tổng giám đốc IPP Group chia sẻ.

Cụ thể, bà Thủy Tiên có ba đề xuất. Thứ nhất, về chính sách thuế, tài chính, hỗ trợ - lãi vay, đã có nhiều kiến nghị và nhiều giải pháp được kịp thời đưa ra nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Lãi suất sau 4 lần điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. “Cần giải pháp cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp, cần có một cơ quan độc lập, đánh giá các hỗ trợ doanh nghiệp để điều chỉnh các hỗ trợ sắp tới một cách thiết thực và hiệu quả hơn”.

Đề xuất thứ hai của Tổng giám đốc IPP Group là cần dỡ bỏ các rào cản. Theo đó, cần rà soát lại những quy định thiếu thực tế, không đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn khu vực, thế giới hoặc cao hơn mức cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Đề xuất thứ ba về cơ chế chính sách phát triển du lịch. Bà Thủy Tiên cho biết, các nước trong khu vực đang chạy đua để kích cầu du lịch. Vì vậy, Việt Nam cần xem xét, ban hành các chính sách đặc biệt nhằm kích cầu du lịch.

Mô hình factory outlet trong khu phi thuế quan sẽ hút du khách

Cụ thể, Việt Nam nên xem xét chính sách thương mại trong khu phi thuế quan. Theo Tổng giám đốc IPP Group, khi nói đến chính sách này đa số ban, ngành đều “tránh né” vì sợ thất thu thuế. Tuy nhiên, theo Boston consultant Group, trên thế giới đang có 5.383 khu thương mại tự do và phi thuế quan, riêng Châu Á có 4.052 khu... Nổi bật là Jeju (Hàn Quốc) và Hải Nam (Trung Quốc).

Tổng giám đốc IPP Group: Cần chính sách đặc biệt để kích cầu du lịch -0
Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ trong phiên chuyên đề 1. Ảnh: Hồ Long

Các chính sách ưu đãi của họ đã chứng minh Chính phủ không thất thu thuế mà còn được lợi vì tăng trưởng đầu tư do khách du lịch đến chữa trị y tế, giáo dục, vui chơi, mua sắm. Khách du lịch nội địa được mua 15 nghìn đô la miễn thuế/người/năm. Kết quả là du lịch tăng trưởng 80%, đầu tư tăng gấp đôi, GDP của Hải Nam tăng 4,2% năm 2022.

Với Việt Nam, Tổng giám đốc IPP Group đề xuất mô hình factory outlet (trung tâm bán hàng giảm giá) trong khu phi thuế quan để thu hút du khách trong, ngoài nước.

“Nếu mở được ở Việt Nam thì đây sẽ là mô hình đầu tiên trong khu vực, thu hút và giữ ngoại tệ, góp phần cho ngành du lịch Việt Nam có bước nhảy vượt bậc”.

Một mô hình khác là các cửa hàng miễn thuế tại khu trung tâm thành phố. Điều này sẽ giúp thành phố phát triển thương mại giá trị cao và quảng bá sản phẩm của địa phương đến thị trường quốc tế, tăng thu du lịch và thu hút khách du lịch.

Bà Thủy Tiên dẫn chứng, ở Hàn Quốc, ngành này đem lại doanh số 16 tỷ đô la/năm cho Seoul. Các công ty du lịch lữ hành Việt Nam được hưởng hoa hồng từ việc bán hàng miễn thuế, sẽ giải quyết bài toán giảm giá tour/vé máy bay, giá khách sạn có thể cạnh tranh với các tour du lịch trong khu vực.

Tổng giám đốc IPP Group: Cần chính sách đặc biệt để kích cầu du lịch -1
Quang cảnh phiên chuyên đề 1. Ảnh: Hồ Long

“IPP Group với lợi thế phân phối hơn 138 thương hiệu, nếu được tạo điều kiện về mặt bằng trung tâm và có chính sách Duo Price (bán 2 giá cho - miễn thuế và nội địa) chúng tôi sẽ đầu tư hàng loạt các cửa hàng thương mại như cửa hàng 3.000m2 tại Đà Nẵng, đang góp phần làm tăng khách du lịch đến đây”, Tổng giám đốc IPP Group nói.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc IPP Group Lê Hồng Thủy Tiên đề xuất Quốc hội, Chính phủ quan tâm, sớm ban hành chính sách để TP. Hồ Chí Minh triển khai xây dựng Trung tâm tài chính để vừa khơi thông dòng vốn, tăng cường nội lực cho doanh nghiệp Việt Nam, vừa đánh dấu bước phát triển của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới.

Trăn trở với đúc kết của TS. Trần Đình Thiên rằng doanh nghiệp Việt Nam “giỏi chống chịu, sống dai” nhưng “chậm lớn và khó trưởng thành”, Tổng giám đốc IPP Group cho biết, không phải doanh nghiệp muốn “chậm lớn”. Ngoài những doanh nghiệp rất “liều” đã dùng thuốc “tăng trọng”, “lớn nhanh” rồi “ngã bệnh” thậm chí lăn ra “chết yểu”, thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chân chính, chịu khó đầu tư tìm tòi học hỏi, muốn “lớn và trưởng thành” một cách bài bản nhưng bị vướng “cơ chế” và thiếu các “chính sách mang tính chiến lược bền vững”.

Vì vậy, Tổng giám đốc IPP mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội để tạo ra hành lang pháp luật hợp lý, thông thoáng, “tránh đổ thừa do cơ chế”, để doanh nghiệp có thể làm được nhanh những gì luật cho phép - thúc đẩy sự phát triển và đổi mới.

Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Ngày 9.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Sáng 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy

Tại Hội nghị sáng nay, 9.4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy.