Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy

Tại Hội nghị sáng nay, 9.4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy. 

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, hệ thống phần mềm quản lý văn bản, hệ thống phần mềm về công tác dân nguyện được thử nghiệm từ tháng 12.2024; hệ thống phần mềm về trí tuệ nhân tạo hỗ trợ trong công tác rà soát sự chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật đã được thử nghiệm từ tháng 2.2025 và một số hệ thống phần mềm khác đã được thí điểm, đang được hoàn chỉnh, chuẩn bị nghiệm thu.

pctqh-nguyen-khac-dinh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự hỗ trợ của Tập đoàn Viettel và nhận định, bước đầu các phần mềm có nhiều điểm mới, tuy nhiên, dù hệ thống thiết kế được vận hành nhằm xử lý văn bản thay cho văn bản giấy, song số người tham gia chưa nhiều, hiệu quả chưa cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hệ thống phần mềm phải làm sao trả lời được các câu hỏi mà chúng ta đang quan tâm đó là bao nhiêu văn bản được gửi đến, đã được xử lý như thế nào, còn bao nhiêu văn bản tồn đọng…

pctqh-nguyen-khac-dinh4.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Đặt vấn đề “một ngày có nhiều cấp giao việc, việc giao rất nhiều, vậy ai là người theo dõi”, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy trình theo dõi và xử lý mệnh lệnh của cấp trên.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Quốc hội số thì 70% là dữ liệu, 30% là kỹ thuật, cho nên rất cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức tập trung theo dõi, đặt đầu bài cho các nhà chuyên môn để thiết kế phần mềm cho phù hợp, bảo đảm trong thống nhất có đa dạng và có đặc thù, tiến tới hạn chế công văn, giấy tờ, đồng thời tổ chức lại quy trình công việc, quy trình số phải thật sự khác biệt.

db2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Tiếp đó, đại diện Tập đoàn Viettel đã giới thiệu phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số của Quốc hội như các luồng nghiệp vụ cơ bản, tra cứu văn bản, phân cấp, phân quyền trong xử lý văn bản…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi về quy trình nghiệp vụ trong công tác xử lý văn bản; tính đặc thù của Quốc hội trong xử lý văn bản; phân loại và cá thể hóa công tác xử lý văn bản của Quốc hội; cá thể hóa trách nhiệm từng khâu trong xử lý văn bản.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, việc chuyển đổi từ giấy sang điện tử chắc chắn sẽ gặp khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải cập nhật phần mềm thường xuyên, bảo đảm đồng bộ, thân thiện, theo đúng quy trình của Quốc hội và áp dụng được cho các cơ quan của Quốc hội. Trong quá trình thử nghiệm, nếu phát hiện lỗi hay vướng mắc, Văn phòng Quốc hội sẽ phối hợp với Tập đoàn Viettel kịp thời cập nhật, hoàn thiện phần mềm, cố gắng tối đa là không sử dụng giấy.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quy định rõ thời hạn xử lý văn bản đối với từng cấp

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, sự nỗ lực của Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Tập đoàn Viettel triển khai được một số hệ thống phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số của Quốc hội.

db5.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các ý kiến thảo luận rất cụ thể và bổ ích tập trung vào việc giao việc, giao nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa văn bản đi/đến…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy, nhất là giấy mời họp, tài liệu phát hành trong nội bộ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu. Tài liệu cần phải được cập nhật trong hệ thống phần mềm.

db4.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh việc tiếp tục nghiên cứu, góp ý, đặt đề bài để thiết kế phần mềm đặc thù cho chính cơ quan mình. Văn phòng Quốc hội khẩn trương phối hợp với Viettel, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoàn thiện quy trình xử lý công việc trên môi trường số. Giao Vụ Hành chính là đầu mối phân văn bản trong toàn khối Quốc hội; những văn bản liên quan đến nhiều cơ quan thì phải xin ý kiến lãnh đạo để phân, giao. Thực hiện mỗi cơ quan một đầu mối tiếp nhận văn bản. Vụ Tổng hợp là đầu mối theo dõi các công việc được giao. Quy định rõ thời hạn xử lý văn bản đối với từng cấp.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng phát biểu

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng phát biểu

“Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản gắn với phân quyền phù hợp với từng chuyên viên, cán bộ, lãnh đạo; hoàn thiện chữ ký số. Văn phòng Quốc hội phối hợp với Viettel, Gen AI và Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu phần mềm trợ lý ảo hỗ trợ công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội bố trí 5 cán bộ cho từng cơ quan trong Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyên trách làm công tác cơ sở dữ liệu, số hóa các tài liệu hiện có”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

"Việc hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế trong xử lý văn bản hàng ngày, tiếp tục tập huấn để công tác xử lý văn bản trên môi trường số ngày càng trơn tru, hiệu quả”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

dai-dien-viettel-huong-dan-su-dung.jpg
Đại diện Tập đoàn Viettel giới thiệu phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số của Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch.