Tòa nhà Quốc hội Pháp: Hai lâu đài - một quyền lực

Giống như hầu hết các công trình lịch sử và văn hóa lâu đời, 2 tòa nhà của Quốc hội Pháp được hình thành và có diện mạo như ngày nay đã trải qua nhiều lần thay tên đổi chủ. Tọa lạc ở hai địa điểm khác nhau, có lịch sử hình thành không giống nhau, nhưng hai cung điện Bourbon và Luxembourg có ý nghĩa vô giá về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính trị. 2 tòa nhà - 2 khối biệt lập đã góp phần cấu trúc nên cơ quan quyền lực cao nhất ở Pháp.

CÁC BÀI TRONG CHUYÊN ĐỀ TÒA NHÀ QH BULGARIA, PHÁP

      Cung điện Bourbon – Tòa nhà Hạ viện
      
Cung điện Bourbon, nơi đóng trụ sở của Hạ viện, được chính thức khởi công xây dựng vào năm 1722 theo yêu cầu của nữ công tước Louise – Francoise de Bourbon. Có 4 kiến trúc sư đã nối tiếp nhau thực hiện công trình này, cho tới khi hoàn thành vào năm 1728. Tòa cung điện có một diện mạo đặc trưng phong cách Italy, nhưng vẫn còn khá đơn giản. Sau đó tới năm 1764, khi được chuyểnh nhượng cho Hoàng thân de Condé, tòa điện mới được trùng tu tổng thể và tôn tạo một cách chi tiết. Một công việc khá phức tạp và tốn kém đã cho ra đời một loạt cụm kiến trúc mới: các lối dạo chơi, khu để xe và tàu ngựa, rồi sau đó là các phòng ở quy mô nhỏ... 

      Sau cách mạng Pháp 1789, tòa điện được trưng thu và được tuyên bố trở thành tài sản quốc gia của nước Pháp. Nhưng chỉ ít lâu sau, dưới thời Napoleon đệ nhất, tòa điện lại được tiến hành cải tạo một lần nữa. Trách nhiệm lúc này được giao phó cho kiến trúc sư Bernard Poyet. Đây là cuộc cải tạo có tính chất lịch sử và ban đầu đã gây không ít tranh cãi bởi tính chất táo bạo và phiêu lưu của nó. Làm thế nào để khắc phục những bất cập trong các cuộc cải tạo lần trước khiến cho toàn bộ công trình bị mất đi sự hài hòa cân đối vốn có trong tổng thể? Làm thế nào để đạt được mục đích đặt ra là tạo cho mặt tiền công trình một dáng vẻ cao quý tôn nghiêm và linh thiêng tôn giáo? Và làm thế nào để kết hợp được dáng vẻ riêng của tòa nhà với bối cảnh chung của đô thị vùng sông Seine thơ mộng và hiện đại? Công việc cải tạo lần này kéo dài suốt 5 năm trời, kết quả là toàn bộ bề mặt phía Bắc của công trình – mặt hướng ra sông Seine -  được thay đổi, với 12 thân cột khổng lồ được dựng lên theo lối kiến trúc đền đài Hy Lạp cổ, bên dưới là lối đi lên bao gồm 30 bậc thềm. Lúc này, tòa điện đã có một dáng vẻ lộng lẫy, bề thế và uy nghiêm. Đặc biệt hơn nữa là vị trí cân xứng của nó so với nhà thờ Madelaine có kiểu kiến trúc tương tự nằm ở bên kia bờ sông Seine. 

      Cho tới năm 1827, tức là sau đúng 1 thế kỷ kể từ khi bắt đầu được xây dựng, cung điện Bourbon lại trở về thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Chính tại thời điểm này, kiến trúc sư Jules de Joly đã chỉ đạo việc tu sửa tòa nhà để đem lại dáng vẻ hầu như giống với ngày nay: phòng họp rộng hơn, mặt tiền được nới rộng thêm, ngoài ra có 3 phòng khách và 1 thư viện được xây mới. Thư viện trong điện Bourbon được coi là một trong những kho lưu trữ quý giá nhất của Paris, bao gồm những tài sản được trưng thu của giai cấp quý tộc cũ như các bản thảo viết tay của Jean – Jaques Rousseau, hay bộ sưu tập tượng các nghị sỹ bằng đất nung của nhà điêu khắc nổi tiếng Honoré Daumier... Khi tiến hành trang trí cho Thư viện này, nhà điêu khắc Eugene Delaroix đã thể hiện thành công những ý tưởng trên cả 5 lĩnh vực Khoa học, Triết học, Luật pháp, Thần học và Thi ca, góp phần khiến cho công trình này càng trở nên giàu giá trị văn hóa và nhân bản.
      Như vậy, tòa nhà Hạ viện Pháp, một công trình lịch sử với quá trình hoàn thành khá lâu đời, đồng hành cùng với nhiều biến động của thời cuộc qua mỗi giai đoạn lịch sử, lại rất giàu giá trị nghệ thuật. Mặc dù là một cơ quan hành chính – chính trị, là một trong những hình ảnh biểu tượng làm nên bộ mặt chính trị của đất nước hình Lục lăng, nó không hề khô cứng, mà gắn kết hài hòa trong tổng thể cảnh quan Paris vừa lãng mạn, thơ mộng, lại vừa hiện đại và tân kỳ, góp phần làm nên vẻ đẹp kinh điển của vùng đất kinh đô ánh sáng.  

      Cung điện Luxembourg – Tòa nhà Thượng viện
      Cung điện Luxembourg, trụ sở của Thượng viện Pháp, tọa lạc ở phía Bắc khu vườn Luxembourg nổi tiếng kiều diễm của Thủ đô Paris. Không giống với điện Bourbon là một cung điện đúng nghĩa, tòa nhà này đúng hơn là mang dáng dấp của một tòa lâu đài đặc trưng châu âu cổ, thường là nơi ở phụ, nơi thi thoảng đi về của các thành viên giai cấp quý tộc xưa chứ không phải nơi ở chính thức của họ. Toàn bộ quần thể của cung điện bao gồm một khoảng không gian rộng nơi cho những nghi lễ tôn nghiêm, cùng một tòa mái vòm và khu phòng thuộc về phần kết cấu chính của tòa nhà. 

Tòa nhà Quốc hội Pháp: Hai lâu đài - một quyền lực ảnh 5

      Phần chính của tòa điện có tầm vóc, quy mô vượt trội hơn hẳn so với các chi tiết khác, như 2 cánh chạy dọc 2 bên. Đây là công trình xây dựng dựa trên cảm hứng của một cung điện khác ở vùng Florence, Italy, được xây theo lệnh của bà hoàng Marie de Médicis khi đã chán ngán với cung điện Louvre. Cung điện Luxembourg gợi cho bà hoàng này dáng dấp vùng Florence quê hương thân thuộc của bà, với sự dịu dàng và dung dị qua kiểu kiến trúc đặc trưng của vùng đất nổi tiếng này, như việc để các bức tường mặt đá nổi không trát vôi, hoặc việc kết hợp giữa gạch và đá trong quy cách xây dựng công trình.
      Cũng giống như tòa nhà Hạ viện, tòa Thượng viện có lịch sử hình thành cũng không kém phần phức tạp, qua nhiều lần đổi chủ. Không có dáng vẻ hoành tráng bề thế như điện Bourbon, tuy nhiên, không phải vì thế mà vị trí của nó suy giảm trong tâm trí của người dân Paris nói riêng và du khách tới thăm nơi đây nói chung. Là một bộ phận quan trọng trong cả quần thể bao gồm có vườn Luxembourg, tòa nhà cũng góp phần tạo nên một điểm nhấn làm nên vẻ đẹp riêng của một góc Paris hoa lệ - một góc phần nào yên tĩnh và lặng lẽ hơn.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.