Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những vướng mắc từ các quy định về điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội đang khiến cung - cầu tại đây khó gặp nhau, nhiều dự án lâm vào tình cảnh tồn kho số lượng lớn. Đây là một thực tế được Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội “Về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030” ghi nhận qua khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bắc Ninh.

Thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế, đô thị và công nghiệp nhanh trong thời gian qua, thị trường bất động sản của tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Để phát triển lợi thế này, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời chỉ đạo xây dựng các chương trình phát triển đô thị, nhà ở, với các kế hoạch và nhiệm vụ được giao cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương.

Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo và ban hành 18 văn bản về quản lý trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời chỉ đạo Sở Xây dựng tham mưu, ban hành hơn 600 văn bản có liên quan, trong đó có 52 văn bản hướng dẫn, đôn đốc liên quan đến quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Tương tự, đối với phát triển nhà ở xã hội, UBND tỉnh đã ban hành 26 văn bản, chỉ đạo Sở Xây dựng tham mưu, ban hành hơn 960 văn bản, trong đó có hơn 150 văn bản đôn đốc, phối hợp kiểm tra, rà soát các đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND tỉnh Bắc Ninh

“Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn và Tổ chuyên gia về quy hoạch xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng làm Tổ trưởng. Tổ công tác đặc biệt và Tổ chuyên gia về quy hoạch xây dựng của tỉnh đã hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết, do triển khai các giải pháp nêu trên nên thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến 2023 đã không xuất hiện hiện tượng “đóng băng”, hay “phát triển nóng”, “sốt ảo” như trong các giai đoạn trước. Chu kỳ phát triển của thị trường hiện đã lâu dài và ổn định hơn, các hiện tượng tiêu cực của thị trường bất động sản chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, cục bộ và được các cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả, kịp thời.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn phát biểu
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn phát biểu

Báo cáo về việc phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải cho biết, tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội với 54 dự án có tổng diện tích khoảng 173ha, dự kiến sẽ đáp ứng cho khoảng 231 nghìn người. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng tương đối phát triển loại hình các hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn xây dựng nhà ở để công nhân, người lao động thuê ở, với tổng số công trình là 10.245 công trình nhà ở cho thuê. Tuy nhiên, các hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê không đăng ký hưởng chính sách ưu đãi là nhà ở xã hội.

Qua quá trình khảo sát và làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận, nhiều kết quả tích cực trong quản lý kinh doanh bất động sản và nhà ở xã hội nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở ngành, địa phương. Đặc biệt, nguồn cung nhà ở trên địa bàn tỉnh đã bảo đảm nhu cầu ở của người dân, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh năm 2023 là 37,69m2, cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. “Bắc Ninh cũng là một trong số ít địa phương đã huy động được các hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động thuê”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói. 

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo, việc triển khai một dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội liên quan đến nhiều luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quy hoạch, đất đai, quy hoạch đô thị… Đặc biệt, từ sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều bộ luật, luật được Quốc hội thông qua để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều quy định tiến bộ, khác biệt so với luật được ban hành trước đó. Do vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị, UBND tỉnh và các sở, ngành cần rà soát, nắm bắt kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp triển khai dự án qua nhiều giai đoạn pháp luật, nhất là với những luật, nghị định hướng dẫn chưa có quy định chuyển tiếp phù hợp với các luật, nghị định liên quan. Qua đó, xác định giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của tỉnh, cũng như kiến nghị sớm với các bộ, ngành.

Nhiều đề xuất gỡ vướng phát triển nhà ở cho công nhân

Qua khảo sát thực tế và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, Đoàn giám sát của Quốc hội ghi nhận, đến nay Bắc Ninh đã triển khai thực hiện được 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, đối với phát triển nhà ở cho công nhân, việc chỉ cho phép đối tượng là công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp được hưởng chính sách này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư.

Ngoài ra, hiện nay rất nhiều công nhân không đáp ứng được tiêu chí về đối tượng để được hưởng chính sách về nhà ở xã hội, đặc biệt là tiêu chí về thuế thu nhập cá nhân, dẫn đến các nhóm đối tượng này không được tiếp cận với chính sách, dù rất khó khăn về nhà ở. Lý giải cho hiện tượng này, Giám đốc Công ty Grand Home Hoàng Thị Khuyên cho biết, thuế thu nhập cá nhân được xem xét trong trường hợp này được tính trung bình trên lương, thưởng và các thu nhập khác trong một năm liền kề. “Do vậy, chỉ cần vượt 1.000 đồng cũng không đủ điều kiện để công nhân được mua nhà ở xã hội”, Giám đốc Công ty Grand Home nói.

Đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện khảo sát tại Dự án Khu nhà ở dịch vụ cho cán bộ và công nhân khu công nghiệp Yên Phong tại xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại Dự án Khu nhà ở dịch vụ cho cán bộ và công nhân khu công nghiệp Yên Phong tại xã Đông Phong, huyện Yên Phong

Ngoài ra, theo phản ánh của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, quy định điều kiện mua nhà ở xã hội chỉ là “không có nhà ở” nhưng khi xét duyệt có nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống “có quyền lợi liên quan” khi ông bà mất đi mà không lập di chúc. Người dân chưa có thói quen lập di chúc nên công nhân rất dễ gặp vướng mắc này, không đủ điều kiện xét duyệt được mua nhà ở xã hội.

Một số doanh nghiệp cũng phản ánh, có những trường hợp đã được Sở Xây dựng phê duyệt đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nhưng ra vay ngân hàng chính sách phải tiếp tục đáp ứng nhiều yêu cầu khác như: thu nhập trong 3 tháng gần nhất không thuộc diện đóng thuế thu nhập, chỉ xét duyệt với công nhân trong khu công nghiệp…

Cùng với các khó khăn được doanh nghiệp, chủ đầu tư phản ánh, các sở, ngành tại tỉnh Bắc Ninh cũng phản ánh nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội thời gian qua. Trong đó, đáng chú ý có khó khăn trong áp dụng phương pháp thặng dư trong tính giá đất, là một nguyên nhân khiến chậm tính giá đất của dự án, gây kéo dài thời gian thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh.

Lý giải cho sự chậm trễ này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ trước đến nay phương pháp thặng dư trong tính giá đất được thực hiện dựa trên cơ sở quy định về suất đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành. Tuy nhiên, từ năm 2022 khi Bộ Xây dựng công bố suất đầu tư đã không quy định “được áp dụng để xác định giá đất”. Ngay cả khi Nghị định số 12/2024 đã quy định rất rõ các yếu tố “đầu vào” để tính giá đất, nhưng trong phương pháp thặng dư vẫn quy định thiếu, chỉ quy định chủ đầu tư được tính lợi nhuận trên phần xây thô, không tính lợi nhuận trên đất. Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 71/20224 đã xử lý được vướng mắc này, hiện địa phương đang chờ thời điểm luật và nghị định có hiệu lực thi hành.

Tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội, với 54 dự án có tổng diện tích khoảng 173 ha, dự kiến sẽ đáp ứng cho khoảng 231 nghìn người. Tuy nhiên, những vướng mắc từ các quy định về điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội đang khiến cung - cầu tại đây khó gặp nhau, nhiều dự án lâm vào tình cảnh tồn kho số lượng lớn.

Ghi nhận thực tế trên, trong phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, tỉnh Bắc Ninh và các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục nghiên cứu các văn bản quy định hiện hành để bổ sung, cập nhật thêm các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án. Đoàn giám sát sẽ ghi nhận, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là những khó khăn xuất phát từ thực tiễn khách quan, do các quy định của pháp luật.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng các phiên chất vấn sẽ bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp

Sáng mai, 11.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với ba nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân. Trước thềm phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm như kỳ vọng, có giải pháp giải quyết rốt ráo các tồn tại, hạn chế nổi cộm đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hành trên cả ba lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ
Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), cần tích hợp một số nội dung có tính chất gần nhau trong phạm vi điều chỉnh. Đối với những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và những vấn đề thuộc nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì có thể giao cho Chính phủ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc quy định các mô hình liên kết trong đào tạo, tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực về đào tạo nghề và vấn đề giải quyết việc làm. Từ đó, có các quy định về việc liên kết giữa Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư, nhà tín dụng (ngân hàng).

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất
Ý kiến đại biểu

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về thời hạn hiệu lực của giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước khi Luật có hiệu lực. 

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo
Ý kiến đại biểu

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.