Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành hoạt động chất vấn với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao với trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Nhìn một cách tổng thể, kết quả hoạt động chất vấn lần này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy rõ nét tinh thần "tiếp tục đổi mới và nâng tầm chất lượng".

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn -0
Quang cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18.03. Ảnh: Lâm Hiển

Xác định nội dung chất vấn phù hợp với đòi hỏi thực tiễn

Trước hết, những đổi mới của phiên chất vấn lần này, cụ thể là việc xác định những nội dung cần chất vấn phù hợp với yêu cầu thực tại (với những gì cần tháo gỡ, cần thúc đẩy để tiếp tục phát triển).

Như chúng ta đã biết, Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, bao gồm ngân sách, ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác... Còn Bộ Ngoại giao là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm, công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác về cộng đồng người Việt ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam... Nói chung, đây là hai bộ có phạm vi và nội dung hoạt động rất rộng lớn, và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất khéo léo đưa những "lát cắt" gọn ghẽ với 4 nhóm vấn đề để chất vấn từng bộ, phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn -0
 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính, đó là: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; cấp phép các hoạt động của công ty liên quan đến tài chính, việc thực hiện pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh có thưởng; hoạt động của hải quan; công tác quản lý giá... Đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đó là: Công tác quản lý và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoại tại Việt Nam; việc triển khai các thỏa thuận song phương và đa phương, thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế; xúc tiến và quảng bá du lịch; công tác bộ máy và cán bộ của ngành...

Đây là những vấn đề rất cấp thiết có yêu cầu phải tháo gỡ những vướng mắc, những khó khăn cho thông thoáng để tiếp tục phát triển cả hiện tại và cho thời tương lai.

Thứ hai, trong 2 Bộ trưởng đăng đàn lần này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lần đầu tiên trả lời chất vấn của đại biểu. Ngay trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ rõ: “Đây là lần đầu tiên lĩnh vực ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn được lựa chọn để chất vấn và trả lời chất vấn”.

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn -0
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thực tiễn cho thấy, lâu nay các vấn đề kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới (đặc biệt là trong giai đoạn bước đi ban đầu lên chủ nghĩa xã hội) đã xuất hiện vô số các vấn đề cần được giải đáp nên được “ưu tiên” chất vấn nhiều Bộ trưởng phụ trách các vấn đề “nội quốc”, “nội giao”. Nay, sau một quá trình “mở cửa” hội nhập khu vực và quốc tế cũng đã có nhiều vấn đề được đặt ra cần có “lời giải” để tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn nữa với thế giới, đem lại hiệu quả cao hơn, do đó, việc chất vấn "tư lệnh ngành" ngoại giao nhà nước là một yêu cầu thực tiễn. Đổi mới này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, vừa đáp ứng đúng nguyện vọng của cử tri cả nước.

Thứ ba, từ Quốc hội khóa XIV trở về trước, chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hầu như chỉ trong phạm vi Ủy ban Thường vụ Quốc hội với sự tham gia của đại diện các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Từ Quốc hội khóa XV, vừa là đổi mới, vừa là điều kiện công nghệ thông tin cho phép, vừa là “cái khó, ló cái khôn” trong đại dịch Covid-19, chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được kết nối đến các Đoàn đại biểu Quốc hội của 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn Hà Nội trực tiếp tham gia tại điểm cầu Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội). Đổi mới này làm cho phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “bề thế” và “rôm rả” hơn, tạo sự phấn khích, sôi nổi hơn. Bởi, diễn ra với phạm vi rộng nên số lượng chất vấn nhiều hơn, đầy đủ, toàn diện hơn, trong đó có nhiều chất vấn sắc sảo, không khác chất vấn tại kỳ họp Quốc hội...

Chất lượng phiên chất vấn được nâng lên một cấp độ mới

Kết quả phần trả lời chất vấn cho thấy, cả hai Bộ trưởng đều bao quát được phạm vi điều hành hoạt động của mình, nắm chắc tình hình, nội dung công việc và mức độ đạt được, cũng như thiếu sót, khuyết nhược điểm tồn tại, cùng với việc chịu trách nhiệm của mình.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói đến đâu, có số liệu minh họa, làm bằng cứ đến đó. Ví như về nhóm vấn đề kinh doanh bảo hiểm, Bộ trưởng đáp: Cả nước hiện có 82 doanh nghiệp kinh doanh, trong đó có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty đã đóng góp cho nền kinh tế xấp xỉ 700 nghìn tỷ đồng. Nhưng doanh thu của năm 2023 đã giảm 8% so với năm 2022, trong đó bảo hiểm nhân thọ giảm khoảng 13%, bảo hiểm phi nhân thọ giảm khoảng 3%. Năm 2023, qua thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy 96,8% doanh thu bảo hiểm nhân thọ thông qua kênh ngân hàng. Trong 19 công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ có 2 công ty trong nước, 17 công ty liên doanh với nước ngoài hoặc hoàn toàn của nước ngoài. Cũng qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, có tình trạng nhân viên công ty tư vấn sai cho khách hàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm...

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn -0
Các đại biểu dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Từ đây, Bộ trưởng cho biết, năm 2024 sẽ phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi, khi thanh tra các hoạt động của các ngân hàng thương mại, thì chỉ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền đầy đủ, còn Thanh tra Tài chính chỉ có thẩm quyền trong thanh tra việc bán bảo hiểm...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lại có cách trả lời điềm tĩnh, ngắn gọn, đủ ý, súc tích (đây có thể coi là ưu điểm nổi trội của người lần đầu tiên trả lời chất vấn mà không mấy người có được). Trong phát biểu kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, “... với tinh thần trách nhiệm cao, hiểu biết, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách, các Bộ trưởng đã trả lời rõ ràng, rành mạch, thẳng vào các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn và đã làm rõ thực trạng cũng như đề xuất nhiều giải pháp đối với vấn đề chất vấn”.

Cũng trong phiên chất vấn, hai Bộ trưởng đã trả lời hết, đầy đủ 86 câu chất vấn và 5 ý kiến tranh luận của các đại biểu. Qua đó, xác định tương đối rõ những ưu điểm đạt được của các nhóm vấn đề chất vấn và từ những tồn tại mà rút ra vấn đề cần được quan tâm xử lý trong thời gian tới.

Tiếp tục đổi mới, nâng tầm chất lượng hoạt động chất vấn -0
Các đại biểu dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Đối với Bộ Tài chính, sau chất vấn trong 5 khối công việc phải lưu ý có 3 vấn đề đặc biệt phải quan tâm: Một là, phải công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm; thực hiện nghiêm quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức, nhất là việc bán bảo hiểm kèm theo những sản phẩm của ngân hàng. Hai là, phải nâng cao chất lượng thẩm định cấp giấy phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính. Ba là, phải hoàn thiện khung pháp lý đối với lĩnh vực xổ số, đặt cược, casino và trò chơi có thưởng, đến năm 2025 phải hoàn thành việc sửa đổi Nghị định số 06 năm 2017 của Chính phủ.

Đối với Bộ Ngoại giao cũng có 5 khối công việc phải lưu ý, trong đó có 4 việc phải đặc biệt quan tâm. Một là, phải chú trọng đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư. Hai là, phải tích cực, chủ động trong hợp tác song phương và đa phương về du lịch, gắn kết chặt chẽ ngoại giao văn hóa với ngoại giao kinh tế; góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư du lịch. Ba là, phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo hộ công dân và người Việt Nam ở nước ngoài. Bốn là, phải khẩn trương xây dựng dự án Luật quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Có lẽ đây là lần đầu tiên một phiên chất vấn đạt được yêu cầu cao “hỏi ngay, đáp liền” (hỏi một phút, đáp 3 phút theo quy chế) được thực thi suốt trong cả thời gian diễn ra hoạt động chất vấn. Phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, cầu thị, chân thành, cởi mở, cùng tìm các giải pháp thúc đẩy công việc quốc gia đại sự.

 Kết quả của phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này là cơ sở góp phần hoàn thiện thêm một bước về quy trình hoạt động chất vấn ở cả Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sở dĩ đạt được những kết quả nói trên, ngoài nguyên nhân hai Bộ trưởng nắm vững thực trạng các lĩnh vực mình quản lý, điều hành, còn có việc các Bộ trưởng ghi chép khá đầy đủ, hiểu rõ nội hàm, yêu cầu của các câu chất vấn. Hầu hết các đại biểu chỉ hỏi một câu (rất ít đại biểu hỏi 2 câu, không có đại biểu chất vấn 3 câu). Tuyệt đại bộ phận các câu hỏi đều ngắn gọn, rõ ý, rõ nội dung, bớt hẳn kể lể tình hình, mà hỏi trực diện vấn đề luôn. Các đại biểu đã tư duy logic, gói gọn tình hình trong nội hàm câu chất vấn.

Song quan trọng hơn nữa, Chủ tọa điều hành nhất mực “định hình” từ đầu đến kết thúc chỉ mời mỗi lần 3 đại biểu chất vấn, do đó đa phần “mỗi loạt” đều trong khuôn khổ “hỏi 3 phút, đáp 9 phút" đúng như quy định.

Từ đây cho ta suy nghĩ: cải tiến hay đổi mới có lẽ cũng không phải lúc nào cũng đòi hỏi "đao to búa lớn", mà đôi khi chỉ là thực hiện theo đúng những gì mà ta đã có, đã quy định. Trong trường hợp này, đổi mới chính là kiên quyết, kiên trì thực thi theo đúng quy chế.

Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.