Tiếp tục có nhiều sáng kiến, đóng góp to lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Tiếp tục có nhiều sáng kiến, đóng góp to lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Lời tòa soạn: Sáng nay, 9.10, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Tiếp tục có nhiều sáng kiến, đóng góp to lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ 5. Ảnh: Thanh Chi

 Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,

Thưa đồng chí Boviengkham Vongdara, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam,

Thưa đồng chí Trần Văn Tuý, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quốc hội, nguyên Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, 

Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý Lào và Việt Nam,

Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ 5 nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo của Việt Nam và Lào cùng toàn thể các vị đại biểu, các vị khách quý tham dự Đại hội.

Kính thưa quý đại biểu,

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung khát vọng hòa bình và ý chí kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do. Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane xây dựng và đã được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu, dày công vun đắp cho mối tình hữu nghị có một không hai. Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, tình hình mỗi nước cũng có những khó khăn, thách thức nhất định, song với sự nỗ lực, quyết tâm của hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển, trở thành mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Qua báo cáo tổng kết công tác của Hội nhiệm kỳ qua, các bài tham luận và qua theo dõi các hoạt động của Hội, tôi rất vui mừng khi thấy Hội đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ khóa IV. Hội đã tổ chức nhiều hoạt động có kết quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc; luôn quán triệt, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công tác đối ngoại. Lãnh đạo Hội đã năng động, trách nhiệm cao, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã đoàn kết, nỗ lực, tâm huyết, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức hữu quan trong triển khai, thực hiện các hoạt động của Hội.

Những hoạt động nổi bật trong nhiệm kỳ qua như: Hội đã chú trọng việc tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt - Lào thông qua nhiều hình thức như tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề lịch sử, tổ chức tham quan tìm về cội nguồn cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào; các hoạt động giao lưu nhân dân “Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào”; xuất bản ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức cuộc thi viết “Kỷ vật kể chuyện”, trao đổi các đoàn cựu chiến binh, cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia. Nhiều chương trình hướng tới lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam như cuộc thi hùng biện tiếng Việt, thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử Lào - Việt, trao học bổng cho lưu học sinh Lào… được các cấp Hội từ trung ương đến địa phương chủ động, nỗ lực thực hiện trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các đoàn khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho người dân Lào gặp khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai… đã được Hội quan tâm thực hiện. Các hoạt động đó đã góp phần củng cố nền tảng quan hệ hữu nghị, tăng cường đoàn kết quốc tế, góp phần làm sâu sắc quan hệ giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những thành tích quan trọng mà Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.

Kính thưa quý đại biểu,

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Hội cũng còn hạn chế cần sớm được khắc phục như trong Báo cáo đã nêu như: thông tin hai chiều giữa Trung ương Hội với các Chi hội và các Hội địa phương còn hạn chế; việc hướng dẫn, huy động sự tham gia của thế hệ trẻ và giới doanh nhân cũng cần được đổi mới; một số địa phương còn lúng túng trong phương hướng và hình thức hoạt động.

Tiếp tục có nhiều sáng kiến, đóng góp to lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -0
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thanh Chi

Kính thưa quý đại biểu,

Nền ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân đã và đang phát huy tích cực, ứng phó kịp thời, linh hoạt với môi trường đối ngoại biến động nhanh và phức tạp; tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò tiên phong, góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc và huy động nguồn lực phát triển đất nước. Trong bối cảnh hết sức phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, là một trong ba trụ cột của đối ngoại Việt Nam toàn diện, hiện đại, đối ngoại nhân dân cần phát huy mạnh mẽ vai trò trụ cột trong xây dựng, củng cố nền tảng hữu nghị, nền tảng xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng vị trí và vai trò của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Tôi nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ giải pháp đề ra trong Báo cáo, nhân Đại hội hôm nay, tôi trao đổi thêm với Đại hội một số nhiệm vụ trọng tâm công tác của Hội trong nhiệm kỳ 2023-2028 như sau:

Thứ nhất, Hội tiếp tục quán triệt, nắm vững đường lối chủ trương đối ngoại, thỏa thuận cấp cao của hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Lào, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, có những mô hình, cách làm phù hợp; đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền trong Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Thứ hai, chú trọng xây dựng tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ; tích cực thu hút sự tham gia của các cá nhân tiêu biểu, các tổ chức liên quan đối với các hoạt động đối ngoại nhân dân với các phương thức hoạt động mới, đồng thời ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

Thứ ba, tranh thủ phối hợp hiệu quả với các Bộ, ngành liên quan; tăng cường phối hợp với Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào, Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam để xây dựng và triển khai các hoạt động đa dạng, thiết thực.

Thứ tư, các cấp Hội trong cả nước, đặc biệt là Hội ở các tỉnh biên giới làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu thế hệ trẻ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực, y tế, công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường...

Thứ năm, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố quan tâm, tạo điều kiện thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất để Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào địa phương hoạt động hiệu quả; nghiên cứu và sớm thành lập Hội tại các địa phương chưa có tổ chức Hội.

Kính thưa quý đại biểu,

Tôi chúc mừng các vị được hiệp thương giới thiệu tham gia Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội nhiệm kỳ 2023-2028, đồng thời tôi tin tưởng rằng, với kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm cao và tình cảm gắn bó sâu sắc với đất nước Lào, Hội Hữu nghị Việt - Lào sẽ có nhiều sáng kiến, sáng tạo, nỗ lực hơn nữa, thực hiện thành công phương hướng, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra, đóng góp to lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Chúc quý đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công; chúc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ V nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn quý đại biểu.

*Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Duy Thôngtrình bày

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Sự kiện nổi bật

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp về kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Chiều 30.10, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.