Trên 6.150 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác đã được tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đạt nhiều kết quả. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa trên 6.150 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác.

Đây là một trong những nội dung được Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng nêu tại họp báo diễn ra chiều nay, 30.10, khi thông báo về kết quả Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) diễn ra sáng nay, 30.10 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo.

avatar
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng phát biểu tại họp báo chiều 30.10

Thông tin về một số nội dung Tổng Bí thư Tô Lâm và Thường trực Ban Chỉ đạo lưu ý tại Cuộc họp, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết, về đánh giá chung, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Từ sau Phiên họp 26 của Ban Chỉ đạo (ngày 14.8.2024) đến nay, đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, nhất là thành công của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã tạo niềm tin mới, khí thế mới về kỷ nguyên phát triển vươn mình của dân tộc. Mặc dù phải chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra, nhưng đã nhanh chóng ổn định tình, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong bối cảnh đó, tiến độ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xử lý các vụ án, vụ việc cơ bản hoàn thành theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, có việc vượt yêu cầu đề ra. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, ngày càng trưởng thành, đáp ứng yêu cầu thực tế, đạt nhiều kết quả quan trọng, không ngừng, không nghỉ; đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng lên trên hết; phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Về kết quả nổi bật, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh ba vấn đề.

Một là, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, bài bản của các cơ quan trong các khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã góp phần đẩy mạnh, quyết liệt, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Nhất là trong kiểm tra, điều tra, xử lý các vi phạm liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC, Dự án Sài Gòn - Đại Ninh (Lâm Đồng).

Chỉ tính riêng liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, đến nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã hoàn thành 5/8 cuộc kiểm tra và chỉ đạo 13 địa phương rà soát, kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan và đã thi hành kỷ luật 58 tổ chức đảng, 86 đảng viên, trong đó có 17 cán bộ diện Trung ương quản lý. Về xử lý hình sự, đến nay đã khởi tố 44 bị can, trong đó có có 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Riêng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn đã khởi tố 8 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 4 Bí thư, nguyên Bí thư; 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch.

dong.jpg
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông phát biểu

Từ sau Phiên họp 26 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 734 vụ án/1.681 bị can; truy tố 591 vụ/1.479 bị can; xét xử sơ thẩm 1.002 vụ/2.703 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế. Trong đó, riêng về các tội tham nhũng, đã khởi tố mới 240 vụ án, 604 bị can, nâng tổng số vụ án tham nhũng khởi tố mới trên cả nước từ đầu năm 2024 đến nay là 820 vụ án/1.992 bị can, tăng hơn 90 vụ so với cùng kỳ năm 2023 và tăng hơn 400 vụ so với cùng kỳ năm 2022.

Hai là, tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan trong triển khai nhiệm vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được nâng lên, nhiều vấn đề đã có chuyển biến rõ nét.

Cụ thể, đã khắc phục khó khăn, vướng mắc, hoàn thành nhiều kết luận giám định, định giá tài sản. Tích cực vận động đầu thú, truy bắt, dẫn độ các đối tượng bỏ trốn trong các vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật (tính từ đầu năm đến nay, chúng ta đã vận động, truy bắt được 9 đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài.

Đồng thời, đề xuất được giải pháp xử lý tài sản, vật chứng ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, sớm giải tỏa các tài sản, đưa vào lưu thông, tránh thất thoát, lãng phí, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Chính đã có kết luận về Đề án này và trong chương trình Kỳ họp thứ Tám đang diễn ra, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự thảo Nghị quyết thí điểm về vấn đề nêu trên để tổ chức thực hiện, ông Đặng Văn Dũng cho biết.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đạt nhiều kết quả. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa trên 6.150 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác. Điển hình như: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, đã tạm giữ số tiền, tài sản là 320 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, 534 lượng vàng và 1.444 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vụ án liên quan đến quy hoạch điện VII, đã tạm giữ hơn 2.300 tỷ đồng; vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil đã tạm giữ hơn 1.100 tỷ đồng, hơn 490 nghìn USD...

tuyen-anh-7468.jpg
Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên phát biểu

Trong giai đoạn thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi gần 19 nghìn tỷ đồng (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2023) và từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là hơn 96 nghìn tỷ đồng, đạt 53,84%.

Ba là, niềm tin và sự đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được củng cố.

Các nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và của Ban Chỉ đạo tại Phiên họp 26 cũng như kết quả thực tế thời gian qua đã được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đón nhận, đồng tình ủng hộ, nhất là thông điệp về tiếp tục quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; nhưng không phải lấy xử lý hình sự là chính, mà là cuối cùng; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải từ cơ sở, từ mỗi chi bộ...

Việc kịp thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của Ban Chỉ đạo được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đánh giá là rất đúng, rất trúng và mong chờ sớm chuyển biến mạnh mẽ vấn đề này trong thời gian tới.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia

Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 29.10 theo giờ địa phương, tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 29.10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội XIV của Đảng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar
Sự kiện nổi bật

Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar đã có buổi làm việc song phương nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai Bộ.

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Sự kiện nổi bật

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Chiều 28.10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp

Chiều 28.10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.