Thương mại điện tử đang phát triển rực rỡ

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tại hội nghị "Phát triển thương mại điện tử bền vững" ngày 1.12. Từ chỗ xa lạ với người tiêu dùng, thương mại điện tử đã liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16 - 30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023.

Cấu phần quan trọng của kinh tế số

Trải qua nhiều làn sóng phát triển, thương mại điện tử nước ta đã giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm liên tục trong 15 năm qua, trừ giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19. Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới.

Với sự phát triển rực rỡ trong một thời gian dài của thương mại điện tử, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, khẳng định đây là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số nước ta. Thị trường thương mại điện tử cũng đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát. Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Đại diện Lazada, Shopee xác nhận, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều. Còn theo đại diện Viettel post, tỷ lệ người dùng internet mua sắm trực tuyến hàng tuần của Việt Nam chiếm 60,7%, nằm trong Top 10 khu vực châu Á.

Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân. Hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường.

Khiếu nại trong lĩnh vực thương mại điện tử gia tăng đáng kể. Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, khiếu nại về thương mại điện tử năm 2022 chiếm khoảng 15% tổng số khiếu nại và 10 tháng năm 2023 chiếm khoảng 6%. Nguyên nhân chính là do chậm giao hàng (hỏng hóc, vỡ nát, nhận không đúng với đơn đặt hàng). Tiếp đến, người tiêu dùng không thỏa mãn với giải quyết của doanh nghiệp, hay hàng hóa không đúng với quảng cáo cũng như vấn nạn hàng gian, hàng giả…

Không thể thiếu yếu tố niềm tin

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin. “Trước hết là niềm tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ sinh thái thương mại điện tử. Các doanh nghiệp nhỏ cần có niềm tin thị trường, cần có cơ chế bảo vệ họ để có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh. Với người tiêu dùng, họ cần có niềm tin vào chất lượng hàng hóa, tin rằng quyền lợi của họ được bảo vệ khi tham gia mua sắm trên thị trường thương mại điện tử”.

Trong 10 năm qua, mặc dù thị trường thương mại điện tử đã phát triển rất nhanh về lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng vẫn coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “Chất lượng kém so với quảng cáo”, “Không tin tưởng đơn vị bán hàng”, “Khó kiểm định chất lượng hàng hóa”. Để thay đổi được thực trạng này, bà Oanh cho rằng, bên cạnh việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm thì cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh canh trên môi trường thương mại điện tử, về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.

Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, khuyến nghị người tiêu dùng nâng cao ý thức bảo vệ mình. Cụ thể là chủ động mua sắm hàng hóa trên các website đã đăng ký với Bộ Công thương, hay những doanh nghiệp đã được chứng nhận trên các sàn thương mại điện tử; thông báo cho cơ quan Nhà nước hàng hóa vi phạm để kịp thời ngăn ngừa gian thương trong lĩnh vực này.

Để phát triển thương mại điện tử bền vững, bà Lê Hoàng Oanh cho rằng, cần tính đến sự cân bằng và hài hòa lợi ích các bên liên quan, từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán cho đến người tiêu dùng. Xa hơn nữa là bảo đảm liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử bằng việc đầu tư phát triển các hạ tầng hỗ trợ như như logistics, hạ tầng công nghệ, cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động. Đặc biệt, khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường.

Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.