Thương cháu ngày đêm vùi đầu vào học thêm, người ông gửi tâm thư tới Sở GD-ĐT

Chứng kiến những đứa cháu suốt ngày phải vùi đầu vào việc học, không có thời gian vui chơi, một người ông đã viết tâm thư gửi Sở GD-ĐT Hà Tĩnh với tâm nguyện những đứa trẻ không bị “đánh cắp tuổi thơ”.

Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nhận được bức tâm thư của một người đàn ông giấu tên. Người này chỉ xưng là ông có 5 đứa cháu đang học tiểu học ở các trường trên địa bàn TP.Hà Tĩnh. Nội dung bức thư thể hiện sự lo lắng, bất lực khi chứng kiến những đứa cháu của mình suốt ngày phải lao vào việc học tập, không có thời gian để vui chơi.

“Thời của ông đi học khác xa nhiều, nhưng theo ông nghĩ mục đích của giáo dục học sinh tiểu học cũng chỉ để các con có kỹ năng sống, biết đọc, viết, làm toán, biết sống yêu thương… Ông nghĩ rằng với những đứa trẻ ngày nay, thông minh, sáng tạo vậy thì việc đó cũng không khó lắm đâu. Thế mà những đứa trẻ trong thành phố của chúng ta đang bị đánh cắp tuổi thơ thầy cô ạ.

Các con học thứ 7, Chủ nhật, học ở trường, học ở nhà cô, học đến 10 giờ tối mới được phép trở về nhà với những cái ngáp dài ngao ngán. Đành rằng không ép buộc và là tự nguyện, nhưng các thầy cô đã tìm mọi cách để các con được học thêm, để tăng thêm thu nhập. Điều này ảnh hưởng đến cả một thế hệ học sinh trong thành phố chúng ta.

Các con không có thời gian vui chơi, không có thời gian tìm hiểu về thế giới xung quanh và các con đang bị phát triển lệch lạc. Ngày xưa, chỉ mỗi trung tâm tiếng Anh nhưng bây giờ thêm cả trung tâm Toán, tiếng Việt”..., nội dung người đàn ông viết trong bức tâm thư.

Người ông gửi tâm thư vì bất lực cảnh trẻ đang bị “đánh cắp tuổi thơ” -0
Các em học sinh trường Tiểu học Thạch Trung TP.Hà Tĩnh học kỹ năng về bơi lội (Ảnh: Minh Phương)

Người ông chia sẻ thêm: “Các con tan trường lúc 4h30 chiều, chưa kịp ăn tối lại phải đến trung tâm học ca 5h đến 7h tối, xong lại 7 rưỡi đến 9 rưỡi tối. Cô giáo cũng vậy, tan trường 4 giờ rưỡi, 5h đã phải "lăn lộn" vào dạy thêm cùng các cháu.

Lớp học đông, học sinh nhồi nhét kiến thức, thương cháu đứt ruột vì không được chơi đùa với em, không được ăn cơm cùng gia đình, vội vàng ăn trước để đi học thêm cùng các bạn….Tôi cảm thấy bất lực, đành đem tâm sự này, mong các thầy cô giúp đỡ”.

Chiều 12.4, chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho biết, vừa qua đơn vị này đã nhận lá thư phản ánh về tình trạng dạy thêm, học thêm của một người dân có cháu đang là học sinh tiểu học ở TP.Hà Tĩnh, nhưng chưa xác định đó là của phụ huynh hay của một ai khác. Tuy vậy, ngành giáo dục ghi nhận đây là một ý kiến đóng góp để có biện pháp chấn chỉnh.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, về vấn đề học thêm, dạy thêm thì trên tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, cũng như UBND tỉnh Hà Tĩnh, những năm qua đơn vị cũng thường xuyên quán triệt, triển khai.

Đối với cấp tiểu học, việc tổ chức ôn tập, phụ đạo học sinh được thực hiện ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày.

Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học dưới bất kỳ hình thức nào (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao và kỹ năng sống) để các em có thời gian vui chơi.

Sở GD-ĐT tiếp tục đôn đốc nhắc lại để các trường quán triệt, chấn chỉnh lại thêm. 

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.