Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Thu hút nguồn lực trồng 10 triệu cây xanh cải thiện môi trường

Thường trực HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" số tháng 12.2023 với chủ đề "Quản lý và phát triển công viên, cây xanh công cộng". Ủy viên của Thường trực, Trưởng ban Đô thị HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Vân điều hành chương trình.

Chung tay cải thiện môi trường

Tại chương trình, đa số cử tri TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay, đất cây xanh công viên đô thị chưa đạt tiêu chuẩn 7m2/người của một đô thị loại đặc biệt. Do đó, Thành phố cần có giải pháp để triển khai thực hiện.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030 có thêm 450 ha công viên, cây xanh công cộng. Nguồn: ITN
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030 có thêm 450ha công viên, cây xanh công cộng. Nguồn: ITN

Trong khi đó, Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" được Chính phủ triển khai trên cả nước để phục hồi rừng đầu nguồn, phát triển cây xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; từ đó, tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi các hành động cụ thể để thúc đẩy cộng đồng cùng chung tay đóng góp cải thiện môi trường. Nhiều cử tri cho rằng, chính quyền các địa phương cần triển khai thực hiện chương trình này. Đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận động tổ chức và Nhân dân trên địa bàn cùng tham gia. Ngoài ra, lực lượng Đoàn Thanh niên giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình này, các tỉnh thành đồng loạt ra quân rầm rộ. Do vậy, đề nghị Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện chương trình một cách hiệu quả, thiết thực.

Cụ thể, cử tri Đoàn Thái Dương, Phường 10, Quận 10 cho rằng, nhiều năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương tháo dỡ hàng rào, mở rộng cửa để mọi người được vui chơi ở các công viên. Tuy nhiên, vẫn còn diễn ra tình trạng chiếm dụng diện tích công viên cho các mục đích kinh doanh như sân khấu ca nhạc, tổ chức hội chợ, xây dựng ki-ốt buôn bán, kinh doanh khiến các mảng xanh và cảnh đẹp bị thu hẹp đáng kể. Do vậy, các cơ quan chức năng cũng kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh tình trạng này để vừa dung hòa các dịch vụ thiết yếu cung cấp cho người dân, vừa không còn cảnh không gian công cộng bị chiếm dụng sai mục đích.

Phát triển thêm 450ha đất công viên, cây xanh công cộng

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đặng Phú Thành, trong thời gian qua, Sở đã phối hợp các địa phương rà soát các quỹ đất công viên cây xanh trong các đồ án quy hoạch. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng 11.369ha đất công viên cây xanh. 

Theo chia sẻ và góp ý của các chuyên gia trong và ngoài nước; căn cứ vào các nguồn lực của Thành phố, Sở đã tham mưu UBND Thành phố ban hành chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030. Trong đó, đề ra chỉ tiêu từ năm 2020 - 2025, phát triển thêm 150ha đất công viên, cây xanh công cộng; giai đoạn 2026 - 2030, phát triển thêm 450ha đất công viên, cây xanh công cộng để hướng đến chỉ tiêu 1m2 cây xanh trên đầu người. Trên cơ sở đó, chỉ tiêu này đã được Đại hội Đảng bộ của Thành phố lần thứ XI thông qua để làm cơ sở cho TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Trong thời gian tới, căn cứ vào các nguồn lực, Sở sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chương trình này.

Đến nay, Thành phố đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới các công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn, với khoảng 405 công viên, có diện tích 508ha; trong đó, có công viên lớn như Gia Định, Gò Vấp; lịch sử văn hóa dân tộc, Khánh Hội và cầu Sài Gòn…

Hưởng ứng Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Trưởng ban Đô thị, HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Vân đề nghị, UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tổ chức thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, kế hoạch trồng 10 triệu cây xanh của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, nhằm cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường cho Thành phố.

Vì vậy, Sở Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố để thực hiện được các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2020 - 2025. Sở Quy hoạch - Kiến trúc cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn, cơ cấu sử dụng đất đối với các loại hình công viên công cộng trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn lập và phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với từng công viên công cộng hiện hữu.

Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, rà soát, cân đối, tham mưu bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các dự án phát triển công viên và cây xanh công cộng theo quy định, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65m2/người.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân yêu cầu, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện rà soát các khu đất có nguồn gốc là đất công được quy hoạch đất cây xanh nhưng đang sử dụng vào mục đích khác, để thực hiện việc thu hồi, đầu tư xây dựng công viên công cộng theo đúng quy hoạch. Đồng thời, đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư của các dự án phát triển khu dân cư trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công, xây dựng hoàn thành hệ thống công viên, cây xanh theo quy hoạch được duyệt và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Đối với Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, cần triển khai số hóa thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý đối với các công viên công cộng trên địa bàn được giao quản lý. Đồng thời, nghiên cứu lập phương án sử dụng tổng mặt bằng các công viên đang quản lý để làm cơ sở tổ chức xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, khai thác các dịch vụ trong công viên theo quy định. Mặt khác, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và các đoàn thể cần triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm vận động Nhân dân hưởng ứng tích cực việc gìn giữ và phát triển công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.