Thông điệp từ những lá thư thời chiến

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh
Trong số những tài sản của gia đình tôi còn lưu giữ có một gói “những lá thư thời chiến” - báu vật của gia đình. Những lá thư viết bằng giấy pelure chi chít chữ - hình ảnh quen thuộc của hàng triệu gia đình Việt Nam suốt những năm đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Những lá thư không chỉ chất chứa tình yêu thương của con người với gia đình bè bạn, với quê hương đất nước, mà nó còn là thông điệp về ý chí, lý tưởng sống, chiến đấu của những người lính, là nhịp cầu thông tin nối liền tiền tuyến với hậu phương.

Một thời oanh liệt qua những trang thư

Bố tôi, ông Nguyễn Thế Tính, vừa học hết cấp III đã xung phong đi bộ đội. Ông “đi B” vào chiến trường Trị Thiên Huế khi vừa cưới mẹ tôi được 7 ngày. Bởi thế, bao nhiêu nhớ thương, hồi hộp đều được ông gửi gắm vào từng dòng thư.

Những lá thư ông gửi từ chiến trường luôn thấm đẫm hiện thực cuộc sống chiến đấu. Có khi đó là chuyện kể về một trận chống địch càn quét, đối đầu với xe tăng địch; về những năm tháng nằm hầm bí mật ở Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); về sự hy sinh của đồng đội; giây phút được kết nạp Đảng giữa đạn bom… Cứ thế, bức tranh về một chiến trường ác liệt giữa cái sống và cái chết cứ hiện ra đầy đủ, chân thực mà khốc liệt.

Thư và ảnh của bà Nguyễn Thị Phương gửi ông Nguyễn Thế Tính

Thông điệp từ những lá thư thời chiến ảnh 2

Thư và ảnh của bà Nguyễn Thị Phương gửi ông Nguyễn Thế Tính

Thường thì mỗi khi nhận thư, cả xóm Tam Sơn, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) lại quây quần cùng nhau chong đèn đọc đi, đọc lại. Thời đó, tất cả thư từ chiến trường về đều đem đọc chung như thế, bởi hầu như nhà nào cũng có người ngoài tiền tuyến; cũng có chung nỗi mong ngóng, hy vọng...

Còn những lá thư của mẹ gửi cho bố tôi đơn giản chỉ là những tâm sự “ngày Bắc, đêm Nam”, những nỗi niềm tháng năm xa cách… nhưng điểm chung của mỗi bức thư bao giờ cũng là sự động viên, khích lệ chồng chiến đấu, lập công, để sớm thống nhất đất nước. Cũng có lá thư “trách khéo” vì thấy ông ít bày tỏ tình cảm: “Nhận thư anh, mấy đứa bạn em nó bảo, thư này anh viết vào mùa khô nên hơi bị khô khan…”. Bố tôi kể, lá thư mẹ tôi gửi vào chiến trường năm 1968, khi đến tay ông thì nó đã được các đồng đội trong đơn vị đọc trước. Nhưng ông không hề giận, bởi với những người lính thời ấy, mỗi lá thư từ hậu phương là “thần dược”, là động lực to lớn để họ tiếp tục sống, chiến đấu.

Câu chuyện gia đình tôi chỉ là một mảnh ghép nhỏ riêng biệt trong hàng vạn mảnh ghép chung của cuộc sống, của những con người đã vượt qua chiến tranh để mang độc lập, tự do và hạnh phúc về cho dân tộc. Sau này, khi đọc “Những lá thư thời chiến” do nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn và xuất bản, tôi càng hiểu hơn những giá trị của cái riêng và cái chung đó.

Có lẽ, khi đặt bút viết vội những dòng nhắn nhủ từ chiến trường khốc liệt gửi về cho người thân yêu nơi quê nhà, những người lính không nghĩ rằng, đến một ngày, những lá thư ấy lại trở thành kỷ vật vô giá, cứ liệu lịch sử quý báu của dân tộc. Ngược lại, những người mẹ, người vợ, người con gái ở quê nhà cũng đâu thể ngờ được, sự nhung nhớ, động viên, mong ngóng và hy vọng gửi gắm qua mỗi lá thư cho người thân nơi chiến tuyến, đã làm nên sự vĩ đại của phụ nữ Việt Nam.

Đọc “Hai lá thư tình không gửi”, viết tại chiến trường B5 gửi cho thầy, mẹ của liệt sĩ Vũ Hùng Ngọc - người chiến sĩ bị địch thiêu sống nhưng quyết không hé răng khai nửa lời, mới thấy rõ khí tiết của người lính Cụ Hồ: “Hiện giờ, chúng con đang chuẩn bị cùng đồng đội đánh cho bọn Mỹ những quả đấm thép, những đòn quyết định cho lịch sử. Vì thế, chúng con, với tất cả sức lực, với sự hiểu biết và tinh thần của mỗi người, sẽ sẵn sàng hy sinh cống hiến tuổi xuân cho Cách mạng, cho gia đình, cho đồng lúa xanh tốt...” (Những lá thư thời chiến - trang 191).

Hay lá thư của liệt sĩ Phan Đồng gửi cha là Phan Thao - một lão thành cách mạng có đoạn viết: “Đại đội con nhiều đứa trốn về, con nhất định chẳng một lần làm thế. Trốn về, chẳng những bôi nhọ danh dự bản thân mà còn cả danh dự gia đình. Con đã được tuyên dương ở đại đội. Biết là nhiều gian khổ nhưng con sẽ vượt qua một cách chắc chắn” (Những lá thư thời chiến - trang 255).

Những lá thư thời chiến do nhà văn Đặng Vương Hưng cung cấp Nguồn: ITN
Những lá thư thời chiến do nhà văn Đặng Vương Hưng cung cấp

Nguồn: ITN 

Những lá thư chan chứa tình cảm riêng dành cho người yêu, cho vợ, chồng, hay cha mẹ... luôn có tình yêu quê hương đất nước, luôn có ý thức trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao. Trong bức thư “Hãy nhìn lên lá cờ Tổ quốc ba má sẽ thấy hình bóng con” của liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn gửi cho ba mẹ có đoạn: “Ba mẹ ạ! Con rất hiểu, người thanh niên sống dưới thế hệ Hồ Chí Minh vĩ đại đã đánh bại thực dân Pháp, giành lại chính quyền ta từ những năm đen tối, gian khổ, đem lại ruộng đất cho dân cày, đem lại hạnh phúc cho đồng bào ta ở miền Bắc. Còn hiện nay đế quốc Mỹ đang gây chiến tranh ở nước ta, đồng bào miền Nam yêu dấu của chúng ta đã chịu bao nhiêu năm tù đày chết chóc dưới bàn tay của chúng...” (Những lá thư thời chiến - trang 284).

Trên tất cả, những lá thư từ hai chiều nỗi nhớ ấy đã trở thành lý tưởng sống của cả một thế hệ những người cầm súng. Những bức thư ấy, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị về ý chí, nghị lực phi thường và lý tưởng sống cao cả của cha anh với lớp lớp cháu con sau này. Đặc biệt hơn, những địa danh ghi trong thư, đã trở thành một địa chỉ cho những người đồng đội hôm nay tìm nhau.

Không chỉ là nỗi nhớ mong khắc khoải

Những bài học về lý tưởng sống, về chuẩn mực của những giá trị thời đại cứ hiện ra một cách tự nhiên và bình dị. Câu chuyện của một người anh trai khuyên bảo em gái đang học ở Triều Tiên là một ví dụ: “Vì những con người hôm nay đang lăn lộn trên chiến hào và trên mâm pháo mà Tổ quốc đã chắt chiu để gửi các em đi học và một số bạn em được học trong nước, quân thù sẽ phải rùng mình kinh sợ trong tương lai, không chỉ là sức mạnh bạo lực của chúng ta mà còn là sức vùng dậy mạnh mẽ của chúng ta sau trận chiến đấu...” (Những lá thư thời chiến - trang 63).

Hay, một bức thư của người anh trai viết cho em gái đang học tập tại nước ngoài không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc nhắc nhở em phải học tập cho tốt... “Lâu không biết tình hình của em thế nào, nên không có gì để nói, chỉ nhắc em một số điểm: (1) Tình hình trong nước sẽ có nhiều sự kiện không thể lường trước được, vì mọi việc tiến triển rất nhanh, mặt khác kẻ thù sẽ tàn bạo và thâm hiểm hơn. Em nên xác định; dù thế nào nhân dân ta cũng sẽ đánh đến cùng và giành thắng lợi đến cùng, tuyệt đối không giao động hoặc lạc quan quá đáng. (2) Nên cố gắng nâng cao chất lượng học tập, chú ý học tiếng Nga, đã học là phải vận dụng được, muốn vận dụng được phải đọc nhiều sách Nga ngay từ bây giờ. (3) Nếu tình hình có những thay đổi, một mặt yên tâm học tập để học tốt, mặt khác phải sẵn sàng ứng phó với những thay đổi. Ví dụ: em về nước lúc đang học dở dang... Thương yêu nhiều, anh của em!”.

Chắc hẳn, tác giả của những lá thư ấy không thể biết có một ngày lại có những người đem những lá thư ấy công bố với quảng đại nhân dân như việc hôm nay chúng ta đang làm. Vì thế, sự chân thực cứ tự nhiên bộc lộ, không màu mè, hào nhoáng như thư của người chồng Quốc Lam gửi cho vợ là Đinh Thị Lan: “Em yêu thương nhớ của anh! Trước hết anh báo tin em mừng là anh vẫn bình yên, an toàn mạnh khỏe sau hai tháng chiến đấu liên tục suốt ngày đêm tại miền Tây tỉnh Thừa Thiên. Anh hãnh diện nói với em là mắt anh đã nhìn thấy giặc Mỹ phải chạy, phải khóc vì pháo của ta bắn rất trúng vào trận địa pháo, vào máy bay của chúng đang hạ cánh...” (Những lá thư thời chiến - trang 176).

Hay lá thư của anh Nguyễn Cường, gửi cho anh trai là Nguyễn Thế Tính: “Anh em mình cùng cố gắng trong Đại gia đình vệ quốc. Đang viết thì địch ném bom, phải ngừng vài phút, bây giờ lại tiếp tục. Em đã mở to tròn con mắt, đã biết suy nghĩ rồi. Em hiểu nhiệm vụ của một người lính tiên phong và cố thực hiện cho bằng được. Em đã hiểu lẽ sống hơn...” (Những lá thư thời chiến - trang 295).

Cũng có khi, bức thư chỉ giản dị là một lời chào trước lúc hành quân, được viết vội trên mảnh vải quần nhưng người lính Phạm Nho Nghĩa đã gửi cho vợ mình cả một bầu trời hy vọng vào tương lai tươi sáng: “Em Loan yêu, khi em nhận được những quần áo còn ấm hơi anh thì anh đã đi được chặng đường khá dài và đang tiếp tục cuộc hành quân tới đích. Chúc em và 3 con Bách, Hồng, Việt mạnh khỏe và tin tưởng ở ngày mai thắng lợi”. (Những lá thư thời chiến - trang 109).

Có thể thấy, dù trải qua vài thập kỷ nhưng giá trị và ý nghĩa giáo dục lý tưởng sống cho thanh niên qua những lá thư thời chiến vẫn còn nguyên vẹn. Thông điệp thật rõ ràng: Đó là lý tưởng sống cao cả vì mọi người, là sự hy sinh vì sự nghiệp chung của Tổ quốc; là tình yêu trong sáng và nghị lực vượt qua mọi thử thách gian lao; là cách thức đối đầu trước cái chết và trước quân thù… Và, đó là điều đã giúp dân tộc Việt Nam ta đánh bại mọi kẻ thù xâm lược!

Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…