Thông điệp quan trọng từ Lưỡng Hội 2024

Kỳ họp chính trị lớn nhất và quan trọng nhất trong năm nay của Trung Quốc, được gọi là Lưỡng Hội, đã diễn ra từ ngày 4.3 - 11.3 tại Thủ đô Bắc Kinh, trong đó các mục tiêu kinh tế và nhiệm vụ chấn hưng đất nước được xem là những nội dung lớn của kỳ họp lần này.

Tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế

Trong Báo cáo Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Nhân đại toàn quốc Khóa XIV, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5% cho năm 2024. Đây được coi là tín hiệu chính sách quan trọng nhất tại kỳ họp Nhân đại toàn quốc. Ngoài ra, trong báo cáo, Thủ tướng Lý Cường cũng cho biết, Trung Quốc sẽ nỗ lực chuyển đổi mô hình phát triển, hạn chế tình trạng dư thừa công suất nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực bất động sản và cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính quyền địa phương.

Thủ tướng Lý Cường giải thích, khi đặt mục tiêu tăng trưởng trên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc "đã tính đến nhu cầu tăng việc làm và thu nhập cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro". Ông cho biết thêm, Bắc Kinh dự kiến có lập trường tài chính "chủ động" và chính sách tiền tệ "thận trọng".

Mục tiêu tăng trưởng này về cơ bản phù hợp với nhận định trước đây của các tổ chức trong và ngoài Trung Quốc, góp phần ổn định kỳ vọng của thị trường. Dẫu vậy Chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận việc đạt được mục tiêu như vậy sẽ không dễ dàng. Đặc biệt khi quốc gia này đang đối mặt với nhiều vấn đề như tình trạng dư thừa công suất, giảm phát đến khủng hoảng nợ và tình hình bất động sản có nhiều biến động.

Theo tờ Global Times (Trung Quốc), các nhà phân tích chỉ ra mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đồng nghĩa nền kinh tế Trung Quốc sẽ là một trong những nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh và đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu. Tờ báo nhận định, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng Trung Quốc vẫn có nhiều công cụ chính sách để bảo đảm đạt được mục tiêu này vào cuối năm 2024.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters (Anh) và tờ Financial Times (Anh), các nhà phân tích cũng cảnh báo việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay sẽ khó hơn so với năm 2023, đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải "kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn" để đạt được mục tiêu.

Nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng đặt mức thâm hụt ngân sách tài chính ở mức 3% GDP cho năm nay. Con số này thấp hơn mức thâm hụt điều chỉnh là 3,8% vào năm 2023, nhưng vẫn bằng mục tiêu 3% được công bố ban đầu hồi năm ngoái.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc Khóa XIV ngày 5.3.2024 - Ảnh Bloomberg
Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc Khóa XIV ngày 5.3.2024. Nguồn: Bloomberg

Năm 2024, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối mặt nhiều “cơn gió ngược”, trong đó có tình trạng giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1.2024 của nước này giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 0,3% vào tháng 12.2023. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.

Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) của Trung Quốc giảm 1,5% trong quý IV năm 2023, đánh dấu quý giảm thứ ba liên tiếp và là chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 1999. Đây là chỉ số phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước.

Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn, làm tăng thêm áp lực phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. CPI năm 2023 của Trung Quốc chỉ tăng 0,3%, so với mục tiêu 3% Chính phủ đặt ra.

Theo các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs, việc đặt mục tiêu tăng trưởng tham vọng và duy trì mục tiêu CPI bất chấp áp lực giảm phát cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ chú trọng kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đưa ra chính sách tiền tệ vững chắc

Trong báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh tới chính sách tiền tệ vững chắc, duy trì tính thanh khoản hợp lý và đầy đủ, quy mô tài chính xã hội và cung tiền phải phù hợp với mục tiêu dự kiến về tăng trưởng kinh tế và mặt bằng giá cả, thúc đẩy sự ổn định và giảm thiểu chi phí tài chính xã hội toàn diện. Điều này nhất quán với nhận định tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc trước đó. Đáng chú ý, từ năm nay, Trung Quốc có kế hoạch phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài hạn trong nhiều năm liên tiếp, trong năm nay sẽ phát hành 1.000 tỷ NDT, giải quyết một cách có hệ thống vấn đề vốn của một số dự án lớn trong quá trình xây dựng đất nước hùng mạnh và chấn hưng đất nước. Mặt khác, việc xử lý các rủi ro tiềm ẩn đã đề cập đến các khía cạnh như tối ưu hóa chính sách bất động sản, giải quyết rủi ro nợ địa phương, xử lý rủi ro của các tổ chức tài chính vừa và nhỏ ở một số nơi.

Ổn định thị trường vốn

Báo cáo  của Chính phủ cũng đặt trọng tâm vào tăng cường tính ổn định vốn có của thị trường vốn, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư vốn dài hạn, hỗ trợ phát triển nền kinh tế thực, thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và đổi mới. Kích thích sự linh hoạt của các chủ thể kinh doanh, coi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài là lực lượng quan trọng trong xây dựng hiện đại hóa, tạo môi trường cạnh tranh công bằng và phát triển cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, nâng cao sức hấp dẫn của Trung Quốc như một điểm đến đầu tư toàn cầu, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao.

Xây dựng thương hiệu “Đầu tư vào Trung Quốc”

Một trong những nhiệm vụ đặt ra tại kỳ họp vừa qua là cải thiện các lĩnh vực còn yếu kém của nền kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện môi trường kinh doanh cho đầu tư và thương mại nước ngoài.

Trong năm 2023 thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành các hướng dẫn nhằm cải thiện điều kiện cho các công ty nước ngoài, bao gồm các biện pháp tăng cường sự tham gia của nước ngoài vào hoạt động mua sắm của Chính phủ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng.

Tại kỳ họp năm nay, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thu hẹp danh mục hạn chế tiếp cận đầu tư nước ngoài, xóa bỏ các hạn chế tiếp cận đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, nới lỏng tiếp cận thị trường cho các ngành viễn thông, y tế và dịch vụ khác. Chính phủ cũng sẽ mở rộng danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tái đầu tư trong nước; tăng cường bảo đảm dịch vụ cho đầu tư nước ngoài, xây dựng thương hiệu “Đầu tư vào Trung Quốc”. Những giải pháp này không chỉ giúp ổn định ngoại thương và đầu tư nước ngoài mà còn thúc đẩy mức độ mở cửa cao hơn.

Nghị viện thế giới

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.