Thảo luận ở hội trường về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách

Việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 là “hết sức kịp thời, hợp lòng dân”. Đây là Nghị quyết thể hiện rõ tinh thần “ứng vạn biến” của Quốc hội. Việc Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao ngay trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện trách nhiệm giám sát của Quốc hội và tinh thần đồng hành với Chính phủ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nghị quyết đã ban hành.

Đây là những đánh giá tổng quát và nổi bật nhất được đa số đại biểu Quốc hội nhất trí khẳng định khi thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia  đến hết năm 2023”.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Trong bản báo cáo "rất toàn diện, đồ sộ" dài 95 trang và 7 phụ lục kèm theo, Đoàn giám sát đã báo cáo Quốc hội một cái nhìn toàn cảnh với những đánh giá chi tiết, công tâm, khách quan và đa chiều về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của các cơ quan, bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp, kiến nghị để khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. 

Quyết sách kịp thời, hợp lòng dân

Nghị quyết 43/2022/QH15 được ban hành và tổ chức thực hiện trong bối cảnh rất đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, tác động tiêu cực đến đời sống người dân, kinh tế đất nước đối mặt với nhiều khó khăn. Đặt trong bối cảnh như vậy, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã thể hiện rất rõ tinh thần “ứng vạn biến” của Quốc hội, mà “nếu không có Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết 43/2022/QH15, thì chắc chắn kết quả tăng trưởng kinh tế sẽ còn khó khăn hơn nhiều”.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thực tế, trên cơ sở bám sát chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 43/2022/QH15 được Quốc hội ban hành rất sớm, rất nhanh, với nhiều chính sách mạnh mẽ, quyết liệt, mang tính đặc thù, chưa từng có tiền lệ nhằm đạt "mục tiêu kép" là hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, giúp phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch. 

Từ góc nhìn của một địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) nhận thấy, cả 3 mục tiêu cơ bản đề ra trong Nghị quyết 43/2022/QH15 đều đã thực hiện được, đó là kiểm soát đại dịch, phục hồi tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với các nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Quốc hội, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 đã góp phần quan trọng để kinh tế nước ta phục hồi và phát triển. Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, một thành công rất lớn, như đánh giá của ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), đó là các chính sách hỗ trợ “đã không gây ra những hậu quả về lạm phát, thâm hụt tài khóa và tăng nợ công như nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu”. Thực tiễn cho thấy, trong 2 năm qua, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục được giữ vững ổn định, nhiều chỉ số được cải thiện theo hướng tích cực; chính sách tài khóa và tiền tệ được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa; việc huy động, phân bổ và điều hòa sử dụng vốn đầu tư công giúp đưa nguồn lực vào nền kinh tế hợp lý. “Đây là bài học thành công cần đúc kết trong công tác điều hành kết hợp hài hòa các chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Những thành công về ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiểm soát lạm phát đó, theo ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng), đã trở thành yếu tố quan trọng để tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam - quốc gia duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một trong số ít các quốc gia trên thế giới được nâng hạng tín nhiệm, qua đó gia tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định và lạm phát được kiểm soát là nền tảng vững chắc cho phục hồi kinh tế bền vững và hiệu quả trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đặc biệt, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về vật liệu xây dựng và chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nỗ lực, cố gắng để hoàn thành đưa vào khai thác 635 km thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc cả nước lên hơn 2.000 km và phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí xã hội, đáp ứng được sự mong muốn của người dân và doanh nghiệp.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đây là những kết quả nổi bật và rất đáng trân trọng trong thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các Nghị quyết của Quốc hội về một số công trình quan trọng quốc gia. 

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được đó cũng còn một số nhiệm vụ "chưa kịp hoàn thành". Điều này được nhiều đại biểu thẳng thắn phân tích và đi vào gốc rễ của vấn đề tại phiên thảo luận.

Đó là chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 3,05% kế hoạch. Hay, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động mới đạt 56% kế hoạch và phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác. Chính sách sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích chưa thực hiện giải ngân được như dự kiến. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án đầu tư không bảo đảm thời hạn quy định trong 2 năm 2022 - 2023, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin có tiến độ rất chậm, nên Chính phủ đã phải kiến nghị và được Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn của Chương trình tại Kỳ họp thứ Sáu...

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, theo ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa), có cả yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt. Các văn bản hướng dẫn phân bổ vốn, trình tự thủ tục giải ngân còn phức tạp. Việc áp dụng cơ chế đặc thù có việc còn vướng mắc, và không ít cán bộ có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Dẫn ví dụ từ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chỉ rõ, "không phải một số văn bản hướng dẫn chính sách còn chậm mà hầu hết các văn bản đều ban hành chậm". Trong số 21 văn bản được thống kê trong phụ lục, chỉ có duy nhất một văn bản được ban hành đúng thời hạn, còn lại 20 văn bản đều "chậm và muộn". Và trong số 20 văn bản đó, tuy có 4 văn bản không quy định thời hạn cụ thể nhưng cũng đều ban hành rất muộn. "Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội có thời hạn thực hiện trong vòng 2 năm, nhưng mất đúng một năm cho công tác ban hành văn bản; và trong số những văn bản ban hành chậm, muộn đó chỉ có 2 văn bản thời gian chậm được tính bằng ngày, còn lại chậm từ 2 tháng đến 7 tháng".

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Phân tích sâu hạn chế này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga hoàn toàn đồng tình với nhận định của Đoàn giám sát, chính việc chậm, muộn ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp và một số chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả chung thực hiện Nghị quyết.

Bài học về tính khả thi và chọn thời điểm

Không chỉ nhìn thẳng vào tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và vấn đề trách nhiệm, đề xuất giải pháp, nhiều đại biểu cho rằng, việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo cũng hết sức cần thiết, đặc biệt cũng để trả lời cho câu hỏi: Trong tương lai nếu như một lần nữa dịch bệnh xảy ra, thì liệu chúng ta có áp dụng những chính sách như vậy nữa hay không? Liệu chúng ta có tổ chức thực hiện như cách chúng ta đã tổ chức thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các Nghị quyết của Quốc hội về một số công trình quan trọng quốc gia hay không?

Đưa ra câu trả lời "có lẽ chưa hẳn chúng ta đã lặp lại", ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, "có những điều chúng ta có thể làm tốt hơn". Qua chuyên đề giám sát tối cao lần này của Quốc hội, các đại biểu cũng bày tỏ đồng tình với những bài học kinh nghiệm được Đoàn giám sát đúc rút.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó có bài học về tính kịp thời trong tổ chức thực hiện. "Đây cũng là yêu cầu quan trọng nhất, xuyên suốt nhất của Nghị quyết trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra". Nhấn mạnh điều này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai lưu ý, Nghị quyết quy định rất rõ các giải pháp phải kịp thời, các chính sách phải khẩn trương và nguồn vốn phải hấp thụ được ngay, nhưng, rõ ràng, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, thì đến nay có một số nhiệm vụ chưa kịp hoàn thành, làm giảm tính thời sự, ảnh hưởng đến tính ứng phó kịp thời của một số chính sách.

Một bài học nữa, đó là cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách. Bởi thực tế cho thấy, bên cạnh rất nhiều chính sách hợp lý cũng có những chính sách đến nay chưa thực sự đi vào cuộc sống. Điều này đặt ra vấn đề rằng, việc xây dựng chính sách rất cần có trọng tâm, trọng điểm và phải khả thi.

Cùng với tính khả thi, một bài học nữa, như đề xuất của ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), đó là phải "chọn thời điểm". Bởi, chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm; một chính sách có thể đúng vào tháng 1, nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3 khi diễn biến lạm phát, tăng trưởng đã khác. Do đó, trong tương lai, nếu chúng ta có các chương trình hỗ trợ kinh tế vĩ mô, thì phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm để đưa ra những chính sách có thể nhanh chóng vào cuộc sống, đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đến hết năm 2023, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, hầu hết các chính sách đều đã hoàn thành. Việc triển khai giám sát ngay tại thời điểm này nhằm đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thực hiện các chính sách và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm. Đồng thời, đối với các chính sách trong thời hạn được kéo dài nhằm kịp thời xử lý các vướng mắc; nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, đảm bảo hiệu quả của chính sách. 

Với các dự án quan trọng quốc gia, việc Quốc hội tổ chức giám sát ngay khi các dự án quan trọng quốc gia đang trong quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc đôn đốc, thúc đẩy Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, phát hiện khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời, bảo đảm tiến độ các dự án quan trọng quốc gia. 

Hoạt động giám sát một lần nữa thể hiện rõ quan điểm, sự nỗ lực, đồng hành và trách nhiệm cao của Quốc hội cùng với Chính phủ tháo gỡ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình. Ảnh: Lâm Hiển

Quan trọng và lâu dài hơn, như đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu nêu tại phiên thảo luận, đó là việc tổ chức triển khai Nghị quyết đã cho chúng ta một bài học kinh nghiệm hết sức quý để khi có các tình huống tương tự, bất kể ở mức độ nào, thì phản ứng chính sách của chúng ta phải nhanh, cách thức tiếp cận, xây dựng chính sách phải tốt, hiệu quả và đi vào cuộc sống, kể từ tư duy đến tổ chức thực hiện.

Thời sự Quốc hội

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục

Thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải rà soát, thống kê cụ thể số lượng đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp mà Chính phủ, địa phương chưa đề nghị thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, quan trọng là chất lượng, không vì số lượng theo quy định mà bỏ qua quy trình, thủ tục, hồ sơ không đầy đủ.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao
Chính trị

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng công tác năm 2025 và việc sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Toàn cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với các ngành, lĩnh vực chiến lược

Chiều 27.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới” tổ chức Hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Giải trình về giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Ban Dân nguyện tổ chức phiên họp giải trình, cung cấp thông tin về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế

Sáng 27.9, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, Ủy ban Xã hội tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ

Sáng 27.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ 'Định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới' tổ chức Hội thảo 'Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay'.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế

Nhân dịp sang thăm, làm việc và chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba, tại Thủ đô La Habana, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng chủ trì các cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với các bộ về sửa đổi Luật Quảng cáo

Ngày 25 - 26.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với đại diện 5 Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo; góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì các cuộc làm việc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thăm, làm việc tại Tây Ban Nha
Chính trị

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thăm, làm việc tại Tây Ban Nha

Tiếp tục chương trình trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, thể dục thể thao và thanh niên, từ ngày 22 - 25.9, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã thăm, làm việc tại Tây Ban Nha.

Quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả
Thời sự Quốc hội

Quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 26.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn

Chiều 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.