Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế

Nhân dịp sang thăm, làm việc và chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba, tại Thủ đô La Habana, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế.

Tại Hội đàm, hai bên nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và tình đồng chí anh em giữa Cuba với Việt Nam; nêu rõ, tình đoàn kết đặc biệt, hữu nghị anh em cao đẹp giữa Việt Nam và Cuba là tài sản quý giá mà hai Đảng, hai dân tộc cần giữ gìn, vun đắp, phát triển, truyền lại cho các thế hệ mai sau.

2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế

Hai bên đánh giá cao những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Cơ quan lập pháp hai nước với các chuyến thăm cấp cao cũng như các cấp đã mở ra các hoạt động hợp tác quan trọng, đưa quan hệ Quốc hội hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả. Hai bên khẳng định sự cần thiết phải mở rộng quan hệ liên nghị viện giữa Việt Nam và Cuba, nhất trí tăng cường phối hợp chặt chẽ cả song phương cũng như trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường năng lực điều phối, thúc đẩy và giám sát thường xuyên các hoạt động, triển khai có hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký kết giữa hai nước.

Hai bên cũng nhất trí cho rằng cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi Đoàn các cấp, các Uỷ ban, đại biểu Quốc hội hai nước nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của Quốc hội một cách hiệu quả, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hệ thống pháp luật và giám sát triển khai thực thi pháp luật.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình lập pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp và các vấn đề pháp luật của Quốc hội Cuba cho biết, ngày 10.4.2019, Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đã công bố Hiến pháp, thể hiện tinh thần Cuba là một Nhà nước pháp quyền xã hội XHCN, công bằng xã hội, dân chủ, độc lập và có chủ quyền, được tổ chức bởi người dân và vì lợi ích của người dân; có ý nghĩa đặc biệt là nguyên tắc cơ bản về kinh tế, thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau, trong đó nổi bật là tài sản XHCN của toàn dân, do Nhà nước đại diện; hợp tác xã, tư nhân, hỗn hợp và cá nhân.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Cuba chia sẻ, bối cảnh kinh tế hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân Cuba. Các biện pháp cấm vận đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế trong nước, việc thực hiện tất cả các hoạt động tài chính, thương mại và ngân hàng đều bị cấm dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận tài chính và tín dụng để mua thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men và các sản phẩm thiết yếu khác. Hệ thống doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các vấn đề về năng lượng và hạn chế về tài chính làm giảm đáng kể hoạt động sản xuất, trong đó có nguồn vốn xuất khẩu, kéo theo tác động tiêu cực đến dòng ngoại tệ vào Cuba.

Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Đoàn đại biểu Quốc hội Cuba tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế
Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Đoàn đại biểu Quốc hội Cuba tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế

Tháng 12.2023, Hội đồng Bộ trưởng đã trình Quốc hội chính quyền nhân dân “Chương trình của Chính phủ nhằm khắc phục những biến dạng và tái thúc đẩy nền kinh tế” bao gồm 8 mục tiêu chung, 100 kế hoạch và 220 hành động cần thực hiện với các ưu tiên. Nhờ tuân thủ các biện pháp của Chính phủ, thâm hụt ngân sách đã giảm khoảng 35 tỷ peso và dự báo sẽ kết thúc năm với mức dưới 10% tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát đã ngừng tăng và ở nhiều nơi các ngành đang dần phục hồi sản xuất.

Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp, Xây dựng và Năng lượng đánh giá những hạn chế nghiêm trọng về tài chính đã làm chậm lại sự phát triển của năng lượng tái tạo ở Cuba. Cuba hiện đang nghiên cứu chính sách chuyển đổi năng lượng mới, đây cũng là chiến lược của Chính phủ nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu và đảm bảo bền vững nhu cầu năng lượng. Các đại biểu của Ủy ban Công nghiệp, Xây dựng và Năng lượng đã tham gia tích cực vào việc kiểm soát, giám sát những nội dung được xác lập trong chính sách “Quan điểm phát triển các nguồn tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả ở Cuba” đến năm 2030.

Chủ nhiệm Ủy ban Y tế và Thể thao nêu rõ, Hiến pháp của Cuba coi y tế cộng đồng là quyền của công dân và là trách nhiệm của Nhà nước, nhấn mạnh mọi người dân đều có quyền được chăm sóc sức khỏe và được bảo vệ, Nhà nước phải bảo đảm quyền này. Để đạt được điều này, cần có cơ sở pháp lý vững chắc để hỗ trợ phát triển miễn phí nhiều dịch vụ y tế mà người dân nhận được thông qua một hệ thống có cấu trúc bao gồm ba cấp độ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến 1 (Nâng cao và phòng ngừa sức khỏe từ cộng đồng, phòng khám bác sĩ gia đình và phòng khám đa khoa); chăm sóc thứ cấp tuyến 2 (các bệnh viện tập trung xử lý các bệnh lý phức tạp hơn) và chăm sóc cấp độ 3 (viện nghiên cứu).

Mặc dù Nhà nước và Chính phủ Cuba đã có nhiều hành động nhằm duy trì các tiêu chuẩn đạt được về sức khỏe người dân nhưng đây lại là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những hạn chế trong việc tiếp nhận công nghệ, nguyên liệu thô, thuốc thử, phương tiện chẩn đoán, thuốc, thiết bị và phụ tùng thay thế, cùng nhiều thứ khác. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm của Chính phủ, chất lượng của các chuyên gia, sức mạnh trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sự tích hợp với ngành công nghệ sinh học và dược phẩm đã góp phần bảo đảm sức khoẻ của hệ thống y tế.

Tại hội đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Vân Chi, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cũng chia sẻ kinh nghiệm về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban cũng như kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đối với các vấn đề liên quan.

Qua trao đổi, hai bên đánh giá cao những kinh nghiệm quý báu của mỗi nước và nhấn mạnh những kinh nghiệm trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chính trị

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc
Sự kiện nổi bật

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.