Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Xã hội

Chiều 26.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Xã hội.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp.

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; các thành viên Ủy ban Xã hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, năm 2024 là năm tăng tốc đột phá để về đích trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ. Qua tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, có thể thấy, trong năm qua Ủy ban Xã hội tiếp tục đạt được các thành quả quan trọng. Với cách làm đổi mới, linh hoạt, trách nhiệm, từ sớm, từ xa, tận tâm, tận lực, chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, Thường trực Ủy ban và Ủy ban Xã hội đã hoàn thành có chất lượng khối lượng công việc lớn theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Xã hội đã tham gia đầy đủ các dự án luật trong tổng thể công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội. Với hoạt động giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy ban cũng đã tham gia tích cực, chủ động. Chất lượng tham gia hoạt động của Ủy ban Xã hội đang ngày một nâng lên, trách nhiệm, sự tâm huyết của từng thành viên Ủy ban, của Thường trực Ủy ban Xã hội đã được các cơ quan, đơn vị phối hợp công tác đánh giá cao.

Về nội dung Phiên họp toàn thể thứ 13 lần này, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tại Phiên họp, Ủy ban Xã hội sẽ cho ý kiến vào các dự án luật sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám tới đây. Đây là những dự luật có độ nhạy cảm cao và độ khó lớn, có tác động lớn đến đời sống người dân.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, định hướng, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp để thể chế hóa kịp thời vào các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp tới đây, bảo đảm chất lượng theo nguyên tắc những việc đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, kiểm nghiệm là đúng, thì đưa vào quy định trong dự thảo Luật; những nội dung nào thuộc trách nhiệm của Quốc hội thì Quốc hội quyết định, trách nhiệm của Chính phủ thì do Chính phủ quyết định.

Tại Phiên họp, Ủy ban Xã hội tiến hành thẩm tra một số nội dung thuộc thẩm quyền, gồm: dự án Luật Việc làm (sửa đổi); báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2023; báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững năm 2024; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 thuộc lĩnh vực Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phụ trách.

Ủy ban cũng cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2023; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 thuộc lĩnh vực Bộ Y tế phụ trách; xem xét, thông qua Chương trình hoạt động giám sát năm 2025; dự thảo Báo cáo kết quả công tác của Ủy ban năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; xem xét, cho ý kiến thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; tham gia thẩm tra, góp ý kiến một số dự án luật trình tại Kỳ họp thứ Tám.

Ngoài ra, Ủy ban còn cho ý kiến bằng văn bản với một số nội dung: Dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi); dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị các thành viên Ủy ban và đại biểu dự phiên họp nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, tích cực tham gia phát biểu ý kiến với tinh thần xây dựng cao nhất.

Trong ngày làm việc đầu tiên, trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm (sửa đổi) gồm: chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đăng ký và quản lý lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; quản lý nhà nước về việc làm.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh trình bày Tờ trình

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh trình bày Tờ trình

Trong đó, dự thảo giữ nguyên tên gọi các nội dung so với Luật Việc làm 2013 gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; quản lý nhà nước về việc làm; đổi tên nội dung “Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm” thành “Dịch vụ việc làm”, “Thông tin thị trường lao động” thành “Hệ thống thông tin thị trường lao động”; bổ sung nội dung phát triển kỹ năng nghề và đổi tên “Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề” thành “Phát triển kỹ năng nghề”; bổ sung nội dung “Đăng ký và quản lý lao động”.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký và quản lý lao động đối với người lao động có việc làm và người thất nghiệp; bổ sung quy định về phát triển kỹ năng nghề; các quy định về đánh giá kỹ năng, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, tăng cường năng lực tổ chức đánh giá kỹ năng nghề và chuẩn hóa đội ngũ đánh giáo viên; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu

Đa số ý kiến của Ủy ban Xã hội nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, để việc sửa đổi Luật Việc làm tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó, việc sửa đổi Luật phải kế thừa, phát triển những quy định hiện hành, chỉ quy định trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch phát biểu

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch phát biểu

Một số ý kiến cho rằng, cần chú trọng tới các quy định về đặc điểm việc làm của khu vực phi chính thức như: các chính sách đào tạo, phát triển kỹ năng, bảo hiểm thất nghiệp, thông tin thị trường lao động, đăng ký lao động; quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động; bổ sung các quy định để hạn chế các tiêu cực trong hoạt động giao dịch việc làm (lừa đảo qua mạng…) khi các giao dịch thực hiện bằng điện tử; bổ sung quy định cụ thể về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao động trong việc kết nối tạo việc làm, thúc đẩy việc làm bền vững...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.