Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên

Trưa 12.9, ngay sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên và kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần quán triệt sâu sắc quan điểm đặt tính mạng, an toàn về người lên cao nhất, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, chủ động, tích cực, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng đi có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; lãnh đạo Vụ Thông tin, Báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Cùng dự cuộc làm việc, về phía tỉnh Thái Nguyên có: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng; cán bộ, lãnh đạo chủ chốt và các sở, ban, ngành của tỉnh.

Phát biểu thăm hỏi và động viên Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trước những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, ngay sau khi chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn công tác của Trung ương đã đến làm việc tại Thái Nguyên để trực tiếp nắm tình hình địa phương, cơ sơ, hỗ trợ và chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhằm sớm khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ gây ra. Chủ tịch Quốc hội gửi lời chia sẻ, động viên, thăm hỏi ân cần tới toàn thể bà con, Nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng như bà con ở các địa phương chịu thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao 30 tỷ đồng của Ban Cứu trợ Trung ương cho tỉnh Thái Nguyên để hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ xảy ra trên địa bàn. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao 30 tỷ đồng của Ban Cứu trợ Trung ương cho tỉnh Thái Nguyên để hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ xảy ra trên địa bàn. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền Bắc nước ta. Mặc dù lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành đã chỉ đạo quyết liệt, các cơ quan, đơn vị, các lực lượng quân đội, công an cùng với nhân dân đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống, tuy nhiên với sức gió siêu mạnh, cơn bão, như đánh giá là trong 30 năm trở lại đây mới có, đã gây ra sức tàn phá rất lớn; và ngay sau bão là mưa lũ, gây những ảnh hưởng nặng nề tới tính mạng, tài sản của người dân các tỉnh phía Bắc nước ta. Tính đến 22h ngày 11.9, đã có 328 người chết và mất tích, trong đó 145 người mất tích và 183 người chết, thiệt hại lớn về tài sản, nhà cửa, hoa màu và các vật dụng sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như các hoạt động sản xuất, hạ tầng giao thông, điện nước và các công trình khác...

Trước tình hình đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có thư thăm hỏi và lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ và cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay của toàn xã hội khẩn trương hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ. Trong ngày hôm nay, nhiều đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã kịp thời đến các địa phương để kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả cơn bão và động viên chính quyền và nhân dân các địa phương tập trung khắc phục hậu quả của mưa, lũ, sớm ổn định cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần chủ động, sự vào cuộc kịp thời của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và cả hệ thống chính trị với những diễn biến bất thường của cơn bão số 3; tỉnh đã quán triệt, triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão gây ra.

Lưu ý, bão đi qua là đến mưa, lũ, để lại hậu quả rất nặng nề, Chủ tịch Quốc hội cho biết, để chung tay giúp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên khẩn trương khắc phục hậu quả do cơn bão và mưa lũ gây ra, Ban Cứu trợ Trung ương hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên 30 tỷ đồng để tỉnh tập trung khắc phục hậu quả bão lũ, sớm ổn định đời sống, chỗ ăn, chỗ ở cho người dân, bảo đảm 100% người dân phải có nơi ở ổn định ít nhất là bằng với các điều kiện trước khi bão lũ.

Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với những thiệt hại về người và tài sản do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra cho tỉnh Thái Nguyên; đề nghị Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương. Trong đó, tiếp tục tập trung cao độ, huy động cả hệ thống chính trị để khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và tài sản. Kịp thời tổ chức cứu trợ người dân khu vực ngập sâu, tổ chức tốt các điểm di dân, cứu trợ, bảo đảm không có người bị đói, không có chỗ ngủ, không có nơi tránh trú an toàn, nhất là người già, trẻ em, các đối tượng yếu thế, không nơi nương tựa.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau khi nước rút, bảo đảm người dân sớm ổn định cuộc sống; thăm hỏi động viên gia đình người bị nạn, người bị thiệt mạng. Đồng thời, nhanh chóng khắc phục thiệt hại bảo đảm cấp điện, kết nối thông tin liên lạc; khắc phục các đoạn đường sạt lở, sụt lún; kiểm tra lại hệ thống cầu đường trên địa bàn, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người dân; có cảnh báo vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, lũ lụt, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tình huống bất ngờ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục sớm khắc phục các điểm trường ngập lụt, bảo đảm 100% các cháu ở các cấp học, từ mẫu giáo đến các cấp học đều được đến trường, sớm ổn định việc dạy và học ngay trong những ngày đầu tiên của năm học mới, quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên, hỗ trợ để các em sớm trở lại trường học.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cấp, ngành, chính quyền của tỉnh tổ chức ứng trực 24/24 giờ để nắm bắt tình hình để có biện pháp ứng phó kịp thời, không chủ quan, lơ là. Bên cạnh các nhiệm vụ đươc phân công, các cấp, các ngành, các lực lượng phải chủ động bám sát để thực hiện, không chờ đợi sự chỉ đạo, hỗ trợ. Quán triệt sâu sắc quan điểm đặt tính mạng, an toàn về người lên cao nhất, tiếp tục duy trì công tác dự báo, truyền thông, cập nhật tình hình nhanh đến Nhân dân; chú ý thông tin hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai. Tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối lắng nghe chỉ đạo, thông báo của chính quyền địa phương; phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tham gia ủng hộ, khắc phục hậu quả mưa lũ. Bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn; phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Tiếp tục thống kê, đánh giá chính xác, cụ thể các thiệt hại nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời. Tỉnh cần cân đối nguồn dự phòng, phòng chống thiên tai của địa phương tập trung hỗ trợ khắc phục những vấn đề cấp bách, cấp thiết.

Trong những ngày qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin về việc có rất nhiều đoàn cứu trợ, hoạt động thiện nguyện hỗ trợ bà con vùng bị ảnh hưởng của cơn bão và mưa lũ. Biểu dương và đánh giá cao những hoạt động thiện nguyện này, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong quá trình hỗ trợ bà con nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão và mưa lũ không để xảy ra bất cứ tiêu cực nào.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, sự chung tay đồng lòng của MTTQ, các ban, ngành... và sự đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường của mọi tổ chức, cá nhân, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng tỉnh Thái Nguyên sẽ sớm khắc phục các hậu quả thiên tai; nhanh chóng giúp đỡ người dân sớm vượt qua khó khăn, đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, ổn định an ninh, trật tự và kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao 30 tỷ đồng của Ban Cứu trợ Trung ương cho tỉnh Thái Nguyên để hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ xảy ra trên địa bàn.

b298264f0ee3a9bdf0f2.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trước đó, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3 (YAGI), từ ngày 6 - 12.9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to đến rất to kèm dông, lốc, lũ, ngập lụt làm thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Mực nước sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bảy (thành phố Thái Nguyên). Tính đến 6h ngày 12.9 là 2.508 cm (đỉnh lũ 2. 881cm), trên mức báo động 1 là 8 cm, nước sông đang tiếp tục xuống. Mực nước sông Cầu tại trạm thủy văn Chã lúc 6h ngày 12.9 là 1.088 cm, trên mức báo động 3 là 88 cm. Nước sông đang lên chậm, gây ngập lụt cho các xã ven sông của huyện Phú Bình, các xã, phường của thành phố Phố Yên. Mực nước hồ Núi Cốc lúc 6h ngày 12.9 là 4.721cm, trên mức báo động 2 là 21 cm, hiện đang xả lũ qua tràn với lưu lượng Q=280m/s.

Theo số liệu rà soát, tổng hợp báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố sơ bộ thiệt hại tính đến 13h ngày 12.9, trên địa bàn Thái Nguyên đã có 4 người chết, thiệt hại về tài sản ước khoảng hơn 608 tỷ đồng. Về nhà ở, Thái Nguyên đã phải di dời khẩn cấp trên 50 nghìn hộ dân; về giáo dục có 61 điểm trường bị ảnh hưởng; về nông nghiệp là gần 10 nghìn ha; về chăn nuôi có hơn 292 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; về giao thông có 138 điểm sạt lở; 795 ha nuôi cá bị ngập. Về thông tin liên lạc, trên địa bàn có 7 cột treo cáp bị gãy đổ và 3.300m dây bị đứt. Về công nghiệp có 4 trạm biến áp bị hư hỏng và 113 cột điện bị đổ. Về môi trường, đối với các khu vực bị ngập lụt sau khi nước rút đang có nguy cơ rất cao xảy ra ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh. Hiện nay do tình hình thiên tai, ngập lụt còn diễn biến phức tạp, nước dâng cao nên các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại.

Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển
Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Về công tác triển khai ứng phó, khắc phục thiệt hại, các sở, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên ứng phó với bão số 3, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ, ngập lụt, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời các hộ dân bị ngập lụt, các khu vực bị chia cắt, cô lập đến nơi an toàn; triển khai phương án hộ đê chống lũ theo phương án được duyệt; triển khai khắc phục các sự cố sạt lở các tuyến giao thông, khôi phục hệ thông điện, vận hành, điều tiết các hồ chứa bảo đảm an toàn...

Lực lượng Quân đội, Công an đã huy động trên 7.000 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ để hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt gây ra đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhằm kịp thời ứng phó với lũ trên sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiên sỹ và lực lượng xung kích địa phương cùng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết thực hiện gia cố đê tại 5 vị trí khu vực thành phố Thái Nguyên (tổng chiều dài khoảng 300m) bảo đảm khả năng chống lũ của tuyến đê; bố trí, huy động thêm lực lượng túc trực, tuần tra canh gác, theo dõi mực nước và diễn biến khu vực đắp đê gia cố.

Cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện tại cơ sở giúp các hộ gia đình thu dọn hiện trường, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại trên địa bàn và báo cáo theo quy định.

“Việc Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác của Trung ương đến thăm, kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ hôm nay là niềm động viên to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn khó khăn hiện nay” - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên xúc động khẳng định.

Tiếp đó, tại Thái Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa và động viên bà con nhân dân xã Nga My - một trong những nơi là “rốn lũ” của huyện Phú Bình với mực nước lũ dâng cao trong những ngày qua.

Tại xã Nga My, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn, đại diện lãnh đạo xã cho biết, do ảnh hưởng của bão lũ, mấy ngày qua trên địa bàn xã có 8 xóm bị ảnh hưởng, trong đó có 488 hộ bị ngập nhà cửa, 109 hộ bị cô lập, 78 hộ phải di dời. Hiện nước lũ đã cơ bản rút, chính quyền và các lực lượng đang khẩn trương hỗ trợ bà con nhân dân dọn dẹp nhà cửa, làm vệ sinh môi trường, để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Nhận được tin về tình hình mưa lũ trên địa bàn đã có nhiều đoàn đến hỗ trợ bà con nước uống, mì tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác, kịp thời sẻ chia với khó khăn của bà con.

Tại đây, Chủ tịch Quốc hội đã ân cần thăm hỏi tình hình và động viên bà con khắc phục khó khăn, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn để tập trung khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ gây ra, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao 200 suất quà động viên các hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra của huyện Phú Bình.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đi kiểm tra thực địa và động viên bà con nhân dân xã Nga My:

4429e139d79570cb2984.jpg
CTQH-kiem tra lu (12).jpg
CTQH-kiem tra lu (11).jpg
CTQH-kiem tra lu (10).jpg
CTQH-kiem tra lu (9).jpg
CTQH-kiem tra lu (8).jpg
CTQH-kiem tra lu (6).jpg
CTQH-kiem tra lu (3).jpg
CTQH-kiem tra lu (2).jpg
CTQH-kiem tra lu (5).jpg
CTQH-kiem tra lu (4).jpg

Chính trị

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Vào lúc 10h45 ngày 8.10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8.10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị.

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp
Chính trị

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7.10, chiều 7.10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào

Sáng 8.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11.10.2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6 - 7.10. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7.10 theo giờ địa phương tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 7.10 (theo giờ Paris), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sỹ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm
Thời sự Quốc hội

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 7.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền

Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần làm rõ những nội dung trong luật hiện hành còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì có được tiếp tục giữ lại tại dự thảo luật này hay không? Dự thảo luật đã xử lý dứt điểm hay một phần vấn đề vướng mắc tại luật hiện hành cũng như khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp?