Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Văn phòng Quốc hội đồng đều, rộng khắp và toàn diện hơn, đúng yêu cầu “năm sau phải tốt hơn năm trước”

Lược ghi phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Quốc hội.

Hôm nay, tôi và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất vui mừng tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Qua xem báo cáo bằng hình ảnh và ý kiến phát biểu của đại diện các cơ quan của VPQH và các cơ quan hữu quan, có thể thấy, năm 2023 là năm bận rộn, vất vả nhưng cũng rất thành công của Quốc hội. Có được kết quả này có vai trò quan trọng của VPQH với tính chất vừa là cơ quan phục vụ, vừa là cơ quan tham mưu tổng hợp. Tôi rất đồng tình với báo cáo bằng hình ảnh của VPQH, thể hiện qua nhiều con số và xin nhấn mạnh một số điểm để làm nổi bật hơn kết quả đạt được.

Thứ nhất, năm 2023, chúng ta thấy khối lượng công việc nhiều hơn, có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Và tự con số đã “biết nói” khi năm 2023 chúng ta tổ chức 5 kỳ họp của Quốc hội, trong khi theo quy định của pháp luật một năm Quốc hội có 2 kỳ họp và cả một khóa Quốc hội có 10 kỳ họp thường kỳ; nhưng riêng năm nay chúng ta tổ chức 2 kỳ họp thường kỳ, 3 kỳ họp bất thường, 16 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa kể các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu để tiếp thu, giải trình các nội dung trình Quốc hội biểu quyết tại đợt 2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng họp ngày, họp đêm. Riêng tiếp khách quốc tế là 251 cuộc, sôi động ngay từ đầu năm đến cuối năm. Năm ngoái, xông đất Việt Nam là một Chủ tịch Quốc hội và bây giờ chúng ta cũng chuẩn bị đón một Chủ tịch Quốc hội nữa ngay sau nghỉ Tết dương lịch. Vì thế, một số nhà báo có hỏi tôi vì sao Quốc hội đến khuya vẫn sáng đèn, làm việc xuyên nghỉ lễ, nghỉ tết, xuyên cả nghỉ cuối tuần? Đó là bởi, việc nhiều như thế thì phải làm nhiều hơn. Quốc hội quyết sách dựa trên sự chuẩn bị của các cơ quan, mà VPQH là tất cả các cơ quan, đều liên quan đến các tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Thứ hai, tính chất phức tạp và độ khó cũng nhiều hơn. Ví dụ như dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi), đến “phút bù giờ” chúng ta vẫn cân nhắc và quyết định chưa thông qua như dự kiến chương trình tại Kỳ họp thứ Sáu, đến giữa tháng 1.2024, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét trên cơ sở nguyên tắc “lấy chất lượng làm đầu”, nhưng cũng đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu cấp bách của cuộc sống. Rất kỹ lưỡng. Rất kỳ công… Hai dự án Luật này trong tuần tới sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức xem có đủ điều kiện để trình ra Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường tới đây hay không, trên cơ sở bảo đảm tối đa yêu cầu về mặt chất lượng…

Riêng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hiện vẫn đang được Ủy ban Kinh tế cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan… làm ngày, làm đêm để chuẩn bị cho kịp với tiến độ. Độ khó, độ phức tạp cao hơn nhiều và yêu cầu cấp bách hơn, chúng ta đã biến những hoạt động “bất thường” thành “bình thường”, đúng như dự báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay đã tổ chức 4 kỳ họp bất thường và đang chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, trong khi đó chúng ta là nước có độ mở lớn thì tác động của thế giới và khu vực vào nước ta cũng rất lớn, nếu không thích ứng, không linh hoạt và không nhanh thì không thể theo kịp. Chúng ta cần linh hoạt, bám sát yêu cầu của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.

Thứ ba, hoạt động của Quốc hội cũng như sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan thuộc VPQH đồng đều hơn, rộng khắp hơn, toàn diện hơn. Năm nay các cơ quan, đơn vị đều có những kết quả tốt hơn, thực hiện được yêu cầu “năm sau phải tốt hơn năm trước” của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nhiều việc như vậy nhưng “tốt hơn năm trước” và đáng mừng ở chỗ là đồng đều và toàn diện hơn. Từ lập pháp cũng tốt hơn, giám sát tối cao khởi sắc hơn, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia rất nhanh chóng và thiết thực. Không quyết sách như thế thì hệ thống giao thông và đường cao tốc lấy tiền ở đâu để làm? Mọi chi phí phải từ quyết sách của Quốc hội và muốn làm nhanh thì cần có những cơ chế, chính sách đặc thù. Công tác kiểm tra, giám sát được thúc đẩy hơn. Như vậy, có thể thấy vai trò quyết sách của Quốc hội nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương và chỉ đạo của Trung ương, biến thành hành động thực tế của các bộ, ngành, địa phương. Vừa qua Quốc hội cũng đã quyết định một số cơ chế, chính sách đối với 21 dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Thứ tư, chất lượng và hiệu quả công việc tốt hơn, cao hơn, trong đó có một số việc phải nói là hoàn hảo, như Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới nói là chỉ dùng mấy từ để nói đến Hội nghị này, đó là “tuyệt vời” và “hoàn hảo”; ông cũng nói một câu rất sâu sắc, “theo tôi không có gì từ trên trời rơi xuống, trừ mưa, mà thành công hoàn hảo như thế này là vai trò của nước chủ nhà…”. Hay, như Luật Nhà ở (sửa đổi) được Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đánh giá bằng văn bản, trong đó khẳng định, đây là bộ luật về nhà ở tốt nhất trong 30 năm nay. Báo Đại biểu Nhân dân cũng đã dẫn lại ý kiến này. Đó là một số ví dụ.

Hơn nữa, mọi việc của VPQH ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Chúng ta đang hướng tới một Quốc hội ngày càng phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, hoạt động hướng theo chuyên nghiệp, thì VPQH không chuyên nghiệp làm sao Quốc hội chuyên nghiệp được. Năm nay, quy trình, quy phạm chuẩn mực hơn, phong cách, thái độ làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, nói đến tính chuyên nghiệp cũng cần nhắc đến Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam do Ủy ban Kinh tế chủ trì với quy mô rất lớn, nội dung sâu sắc, kết quả hữu ích, tổ chức chuyên nghiệp và bây giờ đã có thương hiệu.

Năm 2023 cũng là năm có nhiều việc “lần đầu tiên”. Ví dụ như lần đầu tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ nhất thành công tốt đẹp; lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành nhằm quán triệt quan điểm và chỉ đạo của Trung ương là “gắn chặt việc xây dựng pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật”; lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Người lao động; lần đầu tiên tổ chức phiên họp giả định Quốc hội Trẻ em; lần đầu tiên đưa nội dung về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ra thảo luận trực tiếp tại Quốc hội, được cử tri và Nhân dân hoan nghênh.

Trong các thành tựu chung cả về lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, công tác dân nguyện, công tác đối ngoại của Quốc hội năm nay cũng rất sôi động và thành công, là hoạt động đối ngoại nhà nước nhưng đối ngoại Quốc hội cũng có tính chất đối ngoại nhân dân rất sâu sắc; một trong những thành công nhất của Việt Nam trong năm 2023 là hoạt động đối ngoại, thì có đóng góp tích cực của đối ngoại nghị viện. Bên cạnh đó, công tác thông tin, báo chí và truyền thông có nhiều đổi mới và khởi sắc, đạt nhiều kết quả tích cực. Báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam được giới báo chí khen ngợi rất nhiều; các nền tảng trực tuyến của Báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam được tương tác và tiếp cận rất nhiều. Báo Đại biểu Nhân dân cũng đã được đưa lên các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, được nhiều nơi quan tâm và khen ngợi.

Một nội dung ấn tượng nữa trong năm nay là công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng. Về thiết chế, năm ngoái Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH để từng bước chuẩn hóa nội dung này. Năm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký, để tạo hành lang pháp lỹ rõ ràng phục vụ các công tác của Tổng Thư ký Quốc hội. Năm nay, VPQH cũng đã làm được nhiệm vụ rất quan trọng là thi tuyển và xét tuyển cán bộ, công chức, với chất lượng rất tốt, bổ sung cho lực lượng còn thiếu hụt, đáp ứng được nhu cầu công việc của VPQH.

Công tác phối hợp giữa 4 Văn phòng Trung ương và các cơ quan, tổ chức hữu quan đạt kết quả tốt hơn, được các cơ quan ghi nhận và đánh giá cao.

Tôi cơ bản tán thành với 11 nhiệm vụ trọng tâm nêu trong báo cáo bằng hình ảnh của VPQH, mong muốn chúng ta đã tốt rồi thì cố gắng năm tới tốt hơn, khối lượng công việc chắc chắn không giảm đi nhưng chất lượng phải tốt hơn và đề nghị các đồng chí quan tâm thêm một số vấn đề.

Thứ nhất, đề nghị các đồng chí tiếp tục rà soát để hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bên trong của các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân nhiệm cụ thể lại, gắn với việc xác định, xây dựng vị trí việc làm. Đây là công việc để chuẩn bị cho cải cách tiền lương, không làm không được. Theo đó, tới đây chúng ta sẽ trả lương theo vị trí việc làm, chứ không phải là “sống lâu lên lão làng”. Cải cách tiền lương là cải cách căn bản và triệt để chứ không phải chỉ là tăng lương. Cho nên, mỗi vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh hoàn thiện như thế nào để sau đó tuyển dụng cán bộ phải theo vị trí việc làm. Đã theo vị trí việc làm là không có anh này chồng lên anh kia, tránh trường hợp việc của mình không làm, đi soi về người khác, hoặc việc chính của mình không làm đi làm việc đâu đâu.

Thứ ba, đề nghị các đồng chí tiếp tục rà soát để quy chuẩn hóa, tiêu chuẩn hóa, quy chế hóa mọi công việc, quy trình, thủ tục của các vụ, các đơn vị. Muốn chuyên nghiệp thì phải thực hiện việc này.

Thứ tư, tiếp tục công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, đẩy mạnh và làm tốt hơn các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh… Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên - đây là công việc rất hệ trọng; chống diễn biến, chống chuyển hóa là ở ngay cơ quan đầu não Trung ương. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và bảo vệ bí mật Nhà nước - đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản công.

Thứ sáu, đề nghị VPQH tính toán, có giải pháp quan tâm hơn đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, cho anh em. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ các chính sách trong Luật Nhà ở năm 2023, nhất là chính sách nhà ở xã hội, và trong phạm vi chính sách của Nhà nước thì phải tính toán như thế nào để anh em yên tâm công tác… Chúng ta cũng cần xem vấn đề thanh toán làm đêm, làm thêm giờ như thế nào cho đúng chính sách, chế độ, nhưng phải công bằng, công khai, minh bạch. Tới đây, trong chính sách tiền lương, ngoài lương chính, lương phụ còn có 10% Quỹ dưỡng liêm, áp dụng chung cho toàn quốc, phân bổ theo từng cơ quan, Thủ trưởng được phép sử dụng 10% này, chứ không phải cứ cào bằng, anh nào làm tốt thì sẽ có 10% dưỡng liêm, anh nào làm không được thì phạt, thậm chí không được đồng hỗ trợ nào.

Thứ bảy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của VPQH. Việc nhiều lên mà người chỉ có thế, cho nên giải pháp duy nhất, tất yếu là phải tăng cường ứng dụng thông tin, đẩy mạnh Đề án Quốc hội điện tử, Quốc hội số… Qua đó, nâng cao năng suất, giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng công việc ngày càng tăng, tính chất công việc ngày càng phức tạp, độ khó cao, tính cấp bách, yêu cầu lớn, và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ thông qua tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng… theo đề án của Trung ương, của các cơ quan...

Thứ tám, triển khai quyết liệt các công việc chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

_________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa
Thời sự Quốc hội

Cái gì có thể ủy quyền thì phải ủy quyền, không nên đặt điều kiện “trường hợp cần thiết”

Góp ý với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, không nên đặt điều kiện “trong trường hợp cần thiết” mới ủy quyền. “Cái gì thấy ủy quyền được thì mình phải ủy quyền, như vậy công việc mới “chạy” được”, đại biểu đề xuất.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.

Quang cảnh phiên họp của UBTVQH - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực sự tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền đô thị

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), góp ý với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho biết, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân cấp và ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên họp sáng 13.2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc phân cấp và ủy quyền là cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng để phân biệt rõ ràng hơn giữa phân cấp và ủy quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành
Thời sự Quốc hội

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành

Phát biểu thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 13.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cơ chế hiện nay là cần phát huy các sáng kiến, đề xuất của các địa phương; mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và với các Bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tá Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Xác định rành mạch thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ngãi và An Giang) về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 13.2, có ý kiến đại biểu đề nghị, phải xác định thật rành mạch 4 cụm từ: thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền và lấy tính mục đích và kết quả làm cơ sở để thiết kế các quy định này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Bảo đảm mục tiêu rõ ràng, đồng bộ, dễ triển khai thực hiện khi các dự án Luật được ban hành
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm mục tiêu rõ ràng, đồng bộ, dễ triển khai thực hiện khi các dự án Luật được ban hành

Tham gia thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), cùng với các ĐBQH các tỉnh: Tuyên Quang, Hòa Bình, Bến Tre, các ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đều đánh giá cao sự cần thiết phải ban hành 2 Luật này. Đồng thời, mong muốn các quy định cần bao quát, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, bảo đảm mục tiêu khi được ban hành phải rõ, dễ hiểu, dễ làm, dễ tổ chức, dễ triển khai, thực hiện…