Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân cấp và ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên họp sáng 13.2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc phân cấp và ủy quyền là cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng để phân biệt rõ ràng hơn giữa phân cấp và ủy quyền.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Đa số ĐBQH tán thành việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương tại Kết luận số 121-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII , tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kết luận số 50-KL/TW ngày 28.2.2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và nhiệm vụ tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

to-15-2466.jpg

Quang cảnh phiên thảo luận tổ sáng 13.2. Ảnh: Trung Thành

Nhiều ý kiến cho rằng, các nội dung của dự thảo Luật đã thể chế hóa kịp thời các quan điểm, định hướng của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Đồng thời, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, theo ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu), với tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật đó là luật chỉ quy định những vấn đề lớn, mang tính nguyên tắc nhưng một số điều trong dự thảo Luật chưa quán triệt nội dung này.

dbhq-hoang-quoc-khanh.jpg

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) phát biểu tại phiên thảo luận tổ 15 sáng 13.2. Ảnh: Trung Thành

Ví dụ như các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, như Điều 29 về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực HĐND; Điều 32 về phiên họp Thường trực HĐND…

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh cho rằng, nếu quy định mang tính chất liệt kê thì sẽ rất dài, do đó đề nghị, cần rà soát để viết ngắn gọn lại, bảo đảm dễ thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành.

Phát huy tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương

Một vấn đề lớn được các ĐBQH quan tâm trong phiên thảo luận tổ, đó là về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp.

Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, ủng hộ và cho rằng đây là việc làm cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

img-0926.jpg
Các đại biểu dự phiên thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Trung Thành

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, giữa quy định tại Điều 14 về phân cấp cho chính quyền địa phương và Điều 15 ủy quyền cho chính quyền địa phương vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng, chưa cụ thể trường hợp nào thì được phân cấp và trường hợp nào thì được ủy quyền?

huu-thong.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu tại phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Trung Thành

Theo dự thảo Luật, có 2 tiêu chí được phân biệt giữa phân cấp và ủy quyền, đó là hình thức văn bản và thời gian thực hiện, tức là thực hiện thường xuyên, liên tục hoặc một số nhiệm vụ đối với việc phân cấp và thực hiện một số nhiệm vụ trong khoảng thời gian xác định đối với ủy quyền.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông chỉ rõ, trong thực tế có thể phát sinh một số trường hợp thay vì phân cấp, thì các cơ quan và người có thẩm quyền lại tiến hành ủy quyền. Bởi, việc phân cấp thì tuân thủ theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây mất nhiều thời gian, còn ủy quyền thì bằng một văn bản hành chính.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị cần có sự rà soát kỹ lưỡng để phân biệt phân cấp và ủy quyền rõ ràng hơn.

Mặt khác, theo ĐBQH Vũ Ngọc Long (Bình Phước), việc phân cấp hiện nay là Trung ương chuyển về địa phương tự quyết nhưng cơ chế thực hiện như thế nào thì chưa rõ.

Ví dụ như khi làm dự án liên quan đến chuyển đổi đất rừng thì liên quan đến các bộ, ngành; hoặc việc cấp giấy phép hoạt động điện lực cho doanh nghiệp cũng phải từ cấp bộ, còn địa phương ủy quyền cho chính quyền địa phương chỉ đến điện sinh hoạt, trong khi Sở Công thương và chính quyền địa phương vẫn là nơi xác nhận và chịu trách nhiệm (?).

dbhq-ngoc-long.jpg
ĐBQH Vũ Ngọc Long (Bình Phước) phát biểu tại phiên thảo luận tổ 15 sáng 13.2. Ảnh: Trung Thành

Do đó, đại biểu Vũ Ngọc Long đề nghị, nếu phân cấp, phân quyền cho địa phương thì phân cấp luôn về quản lý ngành để tạo thuận tiện trong việc thực hiện.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo Luật với quy định có liên quan trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) về cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền, đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện.

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.