Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền đô thị

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), góp ý với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho biết, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ. Ảnh: Quang Khánh

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ. Ảnh: Quang Khánh

Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, thông suốt

Các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn như trong Tờ trình của Chính phủ.

Cơ quan trình dự án luật đã chuẩn bị kỹ lưỡng, các nội dung sửa đổi đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương về việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy, đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa cơ quan nhà nước Trung ương với địa phương và giữa cơ quan các cấp của chính quyền địa phương. Qua đó, giúp cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, thông suốt, tạo ra nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

ĐBQH Hoàng Duy Chinh (Bắc Kạn) điều hành phiên thảo luận tại Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Hoàng Duy Chinh (Bắc Kạn) điều hành phiên thảo luận tại Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Góp ý quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) nêu rõ, dự thảo Luật đang quy định theo hướng kế thừa quy định hiện hành và các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua về tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Theo đại biểu, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, kiến nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

hoang-duy-chinh-bac-kanvqk-9283.jpg

Quang cảnh thảo luận Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Đối với cơ cấu tổ chức của HĐND, Khoản 5, Điều 27 quy định: UBTVQH quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, khung số lượng Phó Chủ tịch HĐND, khung số lượng các Ban, thành viên các Ban của HĐND.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh cho rằng, quy định như trên là chưa hợp lý; đề nghị tiếp tục kế thừa cách thức quy định của Luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, số lượng, tên gọi các Ban của HĐND để bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng ĐBQH trong Luật Tổ chức Quốc hội cũng như tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề.

ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Không nên giao UBTVQH quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, khung số lượng Phó Chủ tịch HĐND, khung số lượng các Ban, thành viên các Ban của HĐND, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh kiến nghị.

Bổ sung quy định Trưởng đoàn ĐBQH hoặc Phó trưởng đoàn ĐBQH ở địa phương được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND cấp tỉnh

Về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, chia nhập, điều chỉnh địa giới hành chính tại khoản 3, Điều 11 dự thảo Luật quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến hộ gia đình theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tuy nhiên, từ thực tế địa phương, ĐBQH Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) nhận thấy, quy định trên chưa bảo đảm tính chặt chẽ; việc thực hiện sắp xếp địa giới hành chính thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

ĐBQH Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo quy định cụ thể hơn những nội dung UBND cấp tỉnh cần lấy ý kiến trong Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, còn một số nội dung cụ thể, như tên gọi đơn vị hành chính cần phân cấp giao cho UBND cấp huyện định hướng, lấy ý kiến nhân dân để bảo đảm tính khả thi và tăng tính chủ động.

Liên quan tới phiên họp Thường trực HĐND, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung Trưởng đoàn ĐBQH hoặc Phó trưởng Đoàn ĐBQH ở địa phương được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND cấp tỉnh tại Điều 32 dự thảo Luật.

Bởi thực tiễn ở địa phương cho thấy, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND có sự phối hợp rất chặt chẽ trong thống nhất các nội dung thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn từ tiếp xúc cử tri, giám sát, khảo sát đến xem xét, phối hợp giải quyết các kiến nghị, đề nghị của cử tri, xử lý đơn, thư… rất hiệu quả.

Việc tham dự phiên họp của Thường trực HĐND sẽ giúp Đoàn ĐBQH nắm được những vấn đề thực tiễn của địa phương, góp phần hạn chế những chồng chéo nhất định trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, tạo điều kiện cho Đoàn ĐBQH tỉnh kịp thời nắm bắt tình hình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương.

Về phân cấp cho chính quyền địa phương, tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Luật quy định UBND cấp tỉnh, cấp huyện được phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình hoặc UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Theo ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) quy định này đã quy định cụ thể hơn chủ thể phân cấp và chủ thể được phân cấp; đã khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong việc phân cấp ở Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.

Tuy nhiên, với việc quy định UBND cấp tỉnh, cấp huyện được phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp dưới thì cần nghiên cứu, xem xét cân nhắc lại. Bởi, khi được phân cấp để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn có tính chất liên tục, thường xuyên thì cơ quan, người được phân cấp có thể phải ban hành các quy định, quy chế để tổ chức thực hiện, trong khi đó, các quy định, quy chế này có thể có chứa các quy phạm pháp luật, nên buộc phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện.

Thực tế, Chủ tịch UBND không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc tính phù hợp của quy định này.

Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền
Chính trị

Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bến Tre), các đại biểu cơ bản thống nhất về sự cần thiết của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nhằm phục vụ công cuộc cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 3 về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền, song cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực...

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban soạn thảo cần bổ sung quy định cơ chế phối hợp xử lý/giải quyết các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để “đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của xã hội cũng như chính sách đối nội đối ngoại của đất nước”. Đây là ý kiến của ĐBQH tại phiên thảo luận của Tổ 7 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Nguyên, Đồng Nai và thành phố Huế) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng nay, 13.2. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Thời điểm hiện nay chính là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Đây là lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên tại các cơ quan của Quốc hội được triển khai theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa
Thời sự Quốc hội

Cái gì có thể ủy quyền thì phải ủy quyền, không nên đặt điều kiện “trường hợp cần thiết”

Góp ý với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, không nên đặt điều kiện “trong trường hợp cần thiết” mới ủy quyền. “Cái gì thấy ủy quyền được thì mình phải ủy quyền, như vậy công việc mới “chạy” được”, đại biểu đề xuất.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.

Quang cảnh phiên họp của UBTVQH - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực sự tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.2.