ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Chuyển đổi mô hình 4 tuyến thành 3 cấp là thách thức!

Chia sẻ bên hành lang Kỳ họp, bày tỏ sự nhất trí cao với nhiều nội dung đã được sửa đổi trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trình Kỳ họp lần này, tuy nhiên đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, làm rõ...

Theo đại biểu, do khái niệm “cấp chuyên môn kỹ thuật” chưa có trong các văn bản quy phạm pháp luật của lĩnh vực y tế trước đây và cũng là lần đầu tiên được ghi nhận trong Dự thảo Luật, vì vậy đại biểu đề nghị bổ sung định nghĩa trên trong điều khoản giải thích từ ngữ.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Tp Hà Nội): Chuyển đổi mô hình 4 tuyến thành 3 cấp là thách thức! -0
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội trường

Đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang được Bộ Y tế phân thành 4 tuyến, dự thảo quy định lộ trình chuyển đổi mô hình 4 tuyến thành 3 cấp thực hiện từ 1.1.2027. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bởi đây là một thách thức đối với việc tổ chức thực hiện, rất cần dự thảo Luật phải có quy định nguyên tắc cụ thể.

“Dự thảo Luật còn thiếu quy định về nguyên tắc vận hành hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo 3 cấp, các quy định trong Dự thảo cũng chưa làm rõ sự kết nối giữa các cấp và đảm bảo điều tiết toàn hệ thống. Vì vậy, đề nghị cân nhắc bổ sung một số nội dung như: nguyên tắc quy hoạch hệ thống cơ sở y tế theo 3 cấp chuyên môn phù hợp với việc quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo địa bàn, theo vùng miền, từ đó phân bổ cơ sở y tế hợp lý, để người dân được tiếp cận các dịch vụ từ sớm, từ xa, được chữa bệnh đúng cấp”, đại biểu đề nghị. 

Về vấn đề xã hội hóa, đại biểu Trần Thị Nhị Hà khẳng định, do y tế là lĩnh vực nhạy cảm, theo quy định hiện nay, việc thu hút nguồn vốn từ xã hội hoá trong lĩnh vực y tế rất vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là quy trình, thủ tục triển khai. Vì vậy ngành rất cần quy định về hình thức, phương thức triển khai xã hội hoá phù hợp với đặc thù của lĩnh vực y tế nhưng không trái với tinh thần của pháp luật về đầu tư công, về quản lý, sử dụng tài sản công.

Bày tỏ nhất trí với việc quy định cụ thể các hình thức thu hút nguồn lực xã hội tại dự thảo Luật, tuy nhiên, theo đại biểu, nếu chỉ quy định về hình thức mà không có cơ chế để thực hiện thì xã hội hoá y tế lại trở thành bài toán không có lời giải. Đơn cử như hình thức “Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, trang thiết bị y tế” được quy định tại Khoản 3, Điều 107 của Dự thảo. Quy định về vay vốn tại các đơn vị y tế đã có từ lâu nhưng thực tế rất khó triển khai do vướng mắc trong vấn đề tài sản thế chấp, vấn đề lãi suất, vấn đề vốn đối ứng. Đại biểu đề nghị, cần có quy định đặc thù cho phép các cơ sở y tế được sử dụng một phần tài sản công để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, đồng thời quy định thêm chính sách cho phép các cơ sở y tế được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc trở thành đối tượng ưu tiên lãi suất vốn vay của các tổ chức tín dụng.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị bỏ khoản 4 của Điều 107, bổ sung nội dung khoản 5, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết về cơ chế, chính sách, thủ tục thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực y tế với từng hình thức cụ thể. Về hình thức xã hội hoá, đại biểu tiếp tục kiến nghị bổ sung hình thức: “Mượn thiết bị theo hợp đồng trúng thầu mua sắm vật tư tiêu hao thường xuyên của cơ sở y tế” đây là quy định đặc thù nhưng phù hợp với thông lệ quốc tế trong mua bán hoá chất, vật tư tiêu hao. Đồng thời, cần sửa đổi điểm e, khoản 3 là “Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước” để bao quát hết hoạt động tài trợ, viện trợ.

Xung quanh nội dung chi phí khám bệnh, chữa bệnh và giá khám bệnh, chữa bệnh – vốn đang thu hút sự chờ đợi, quan tâm của tất cả các cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị cần có những quy định mang tính đặc thù trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do Bộ Y tế ban hành áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo phương thức đối tác công tư do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Như vậy, giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế Nhà nước sẽ được áp dụng thống nhất, tạo sự công bằng giữa các đơn vị và giữa các đối tượng cùng có thẻ bảo hiểm y tế; tạo thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh chữa bệnh khi triển khai thực hiện, đồng thời tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực khi xây dựng giá khám bệnh chữa bệnh của đơn vị. Quy định giá khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu như trên cũng tạo sự chủ động, phù hợp với nhu cầu thực tế của mỗi đơn vị nhưng vẫn có sự kiểm soát của Bộ Y tế.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án.