Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Tăng cường cung cấp dịch vụ can thiệp điều trị cho người sử dụng ma túy là cần thiết

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

pct-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội

Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy với những cơ sở chính trị pháp lý và cơ sở thực tiễn đã nêu tại Tờ trình 623 của Chính phủ.

ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) cho biết, quá trình một người nghiện ma túy có các giai đoạn: từ người chưa sử dụng ma túy nhưng có nguy cơ cao sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy trở thành người nghiện ma túy, người nghiện ma túy đã được đưa đi cai nghiện, người nghiện ma túy sau cai nghiện.

dbqh-le-tat-hieu-vinh-phuc.jpg
Đại biểu Quốc hội Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đối với người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy, người nghiện ma túy đã được đưa đi cai nghiện và người sau khi được cai nghiện đã được đề cập và quy định khá đầy đủ ở mục tiêu cụ thể về giảm cầu tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Dự thảo Nghị quyết.

Tuy nhiên, đối với người chưa sử dụng ma túy nhưng có nguy cơ cao sử dụng ma túy và dễ dẫn tới nghiện ma túy thì chưa được quy định đầy đủ trong nghị quyết. Chỉ rõ điều này, đại biểu Lê Tất Hiếu cho rằng, những đối tượng nêu trên là những thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động. Đây phần nhiều là những đối tượng tuổi đời trẻ, đang trong quá trình hình thành nhân cách, dễ bị dụ dỗ, sa ngã; đồng thời cũng là đầu vào quan trọng, bổ sung chính cho số người sử dụng ma túy và nghiện ma túy.

Muốn giảm tỷ lệ và giảm tuyệt đối số người sử dụng và nghiện ma túy, theo đại biểu Lê Tất Hiếu, Nhà nước – xã hội – nhà trường và gia đình cần phải có các biện pháp hữu hiệu để giám sát, quản lý chặt chẽ. Trong các chủ thể này, cần đặc biệt chú trọng đến gia đình.

toan-canh-1.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

“Trong thực tiễn người sử dụng và nghiện ma túy xuất phát ở mọi thành phần gia đình, từ có điều kiện hay không có điều kiện về kinh tế. Trong cuộc sống hàng ngày các cháu đi đâu, làm gì, quan hệ với ai, các đối tượng nào thì gia đình là người nắm rõ, biết đầu tiên, sau đó mới đến nhà trường và xã hội”.

Từ thực tế trên, đại biểu Lê Tất Hiếu đề nghị bổ sung phần mục tiêu cụ thể về giảm cầu tại điểm b khoản 1 Điều 1 nội dung “Quản lý chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao sử dụng trái phép ma túy và nghiện ma túy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý, giám sát đối với các đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và người lao động”.

Còn khoảng trống về chăm sóc, điều trị người sử dụng ma túy tổng hợp

Mặc dù thời gian qua lực lượng chức năng đã quyết liệt đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng, nhưng ĐBQH Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) cho rằng, hoạt động của các tội phạm này là xuyên quốc gia, có nhiều hình thức tinh vi. Các đối tượng len lỏi ở khắp nơi, thậm chí đi vào các điểm trường học dưới các dạng bánh kẹo, thức ăn, nước uống... bán trước cổng trường. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng.

dbqh-nguyen-hoang-uyen-long-an.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Do đó, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên khẳng định, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hết sức cần thiết để góp phần giữ vững về an ninh trật tự, tạo môi trường lành mạnh để người dân phát triển một cách toàn diện.

Đối với dự án thành phần 2 về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống ma túy, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên nhận thấy đây là nội dung rất phù hợp, kịp thời với xu hướng chuyển đổi số, hiện đại hóa trong quản lý; đáp ứng được tình hình tội phạm về ma túy ngày càng phức tạp, tinh vi. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị, cân nhắc khi đưa ra yêu cầu xem xét ngoài việc đầu tư xây dựng phần cứng, phần mềm thì cũng cần phải có những giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ và triển khai có hiệu quả.

Về dự án thành phần 6 về tăng cường, đáp ứng y tế trong phòng, chống ma túy, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên cho rằng, việc tăng cường cung cấp dịch vụ can thiệp điều trị cho người sử dụng ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp là rất cần thiết. Bởi, hiện nay dịch vụ chăm sóc, điều trị cho người sử dụng ma túy tổng hợp còn khoảng trống khá lớn.

Dẫn nghiên cứu năm 2022 của Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên cho biết, người sử dụng ma túy nhận được điều trị trên thế giới là 10%, khu vực châu Á chỉ 5%. Vì vậy, cần bảo đảm tính riêng tư và dễ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, điều trị cho người sử dụng ma túy và gia đình của họ, nhất là người mới sử dụng ma túy. Can thiệp càng sớm, điều trị trong giai đoạn mới sử dụng ma túy thì hiệu quả điều trị, khả năng từ bỏ được ma túy càng cao.

Qua đó, cần tăng cường từ tổ chức bộ máy các tuyến, đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực khoa học, điều trị như: liệu pháp tâm lý; can thiệp giảm tác hại; điều trị thay thế; điều trị cắt cơn và điều trị rối loạn tâm thần. “Đây là những vấn đề lớn, rất quan trọng mà chưa được quan tâm đầu tư trong khi nhu cầu xã hội ngày càng tăng”, đại biểu nói.

dbqh-hoang-thi-thu-hien-nghe-an-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến tiểu dự án 1 thuộc dự án thành phần 3 về mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng, chống ma túy của bộ đội biên phòng, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) nêu rõ, Chương trình đã bố trí trang bị cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy từ Cục Phòng, chống ma túy đến Phòng chống ma túy ở 44 tỉnh, thành trên cả nước cũng như đội phòng, chống ma túy của 433 đồn biên phòng. Với đường biên giới dài, địa hình phức tạp, đối tượng tội phạm ma túy được trang bị vũ khí hiện đại, áp dụng công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi và manh động.

Tuy vậy, nguồn kinh phí bổ sung bố trí cho tiểu dự án này còn khiêm tốn. Do đó, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đề nghị tiếp tục nghiên cứu để bổ sung nguồn vốn cũng như bổ sung vào các hạng mục mua sắm trang thiết bị như mục tiêu cụ thể Chương trình đã đề ra là “lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy, bộ đội biên phòng được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ hiện đại”.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn.