Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sẽ lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Sáng 15.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) theo ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, đồng thời có văn bản đề nghị Chính phủ có ý kiến về dự thảo Luật.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Tại văn bản trả lời, Chính phủ cơ bản tán thành với các nội dung tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo Luật và có ý kiến khác đối với 3 vấn đề. Đó là, về quy định các giao dịch phải công chứng (khoản 2 Điều 1 của dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Điều 3 mới); bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên (Điều 38); nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng.

Trong đó, báo cáo cụ thể về những nội dung tại dự thảo Luật mà Chính phủ có ý kiến khác, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên (Điều 38), Chính phủ đề nghị không quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho công chứng viên của tổ chức mình.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc như dự thảo Luật. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật hiện hành và dự thảo Luật, công chứng là dịch vụ công cơ bản, công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, nếu là bảo hiểm bắt buộc thì tổ chức kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải bán, còn nếu không phải là bảo hiểm bắt buộc thì dù Luật quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên nhưng không có tổ chức kinh doanh bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm này thì công chứng viên cũng không được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Do đó, quy định như dự thảo Luật mới bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên góp phần bảo vệ lợi ích công cộng

Tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trong 14 luật chuyên ngành hiện có 11 luật quy định bảo hiểm trách nhiệm theo hướng là bảo hiểm nghĩa vụ, đòi hỏi tổ chức hành nghề phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho thành viên của mình.

bo-truong-bo-tu-phap-nguyen-hai-ninh.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

“Việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ nên sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng, nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ.

Qua rà soát các luật liên quan đến kiểm toán, luật sư, khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết, các luật liên quan đã bỏ quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm bắt buộc, chỉ quy định nghĩa vụ mua bảo hiểm.

"Như vậy, nếu dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vẫn giữ quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên loại hình bảo hiểm bắt buộc thì hiện có duy nhất Luật này bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Mua bảo hiểm nghề nghiệp là để bảo vệ công chứng viên khi có rủi ro về trách nhiệm cá nhân, nhưng so sánh với bác sỹ, kiểm toán viên, luật sư thì không biết ai rủi ro hơn”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc sẽ phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, không phải căn cứ vào đặc thù nghề nghiệp. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên sẽ góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội, cũng như giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của công chứng viên trong quá trình hành nghề.

“Công chứng là dịch vụ công cơ bản. Mục đích của việc thực hiện quy định này là để bảo đảm an toàn cho các giao dịch kinh tế, dân sự, thông qua đó góp phần bảo đảm một môi trường kinh doanh lành mạnh, gián tiếp bảo đảm an toàn xã hội”. Nhấn mạnh những tính chất này của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, đây là một loại hình bảo hiểm bảo vệ lợi ích công cộng, phù hợp với tiêu chí quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Việc thời gian qua các công chứng viên hầu như không được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà Chính phủ nêu tại văn bản số 777/CP-PL là vấn đề bất cập trong tổ chức thực hiện luật. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục để tăng cường hiệu quả thực thi quy định này trong thực tiễn, nhất là quy định về cơ chế, điều khoản, nguyên tắc bảo hiểm phù hợp với đặc thù của hoạt động công chứng.

cac-dai-bieu-du-phien-hop-1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với những vấn đề trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra thống nhất.

Đối với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, thiết kế 2 phương án để lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới. Phương án 1, giữ như Luật hiện hành, theo đó bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc. Phương án 2 như Chính phủ đề nghị, theo đó chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho các công chứng viên trong tổ chức của mình.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.