"chữa bệnh (sửa đổi)"

Tháo gỡ “nút thắt” tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội
Diễn đàn

Tháo gỡ “nút thắt” tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội

Không chờ đợi 2 kỳ họp định kỳ trong năm, Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, theo sát đời sống thực tiễn, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, kịp thời tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế bằng giải pháp lập pháp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nội dung cấp bách, quan trọng, thiết thực như vấn đề về tổ chức bộ máy, quy hoạch tổng thể quốc gia, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), hay tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội trong tình hình mới như thế nào... được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội với các khâu chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa. Kỳ họp bất thường là hoạt động “bình thường” của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn và mong muốn của cử tri là nhận định chung của các đại biểu Quốc hội ngay sau phiên bế mạc chiều ngày 9.1.

Thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Quốc hội

Thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, với tỷ lệ 386/473 tổng số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 77,82% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Quy định về giá dịch vụ y tế phải thực hiện được mục tiêu kép
Diễn đàn Quốc hội

Quy định về giá dịch vụ y tế phải thực hiện được mục tiêu kép

Việc quy định về thẩm quyền của Nhà nước trong định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 110, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) hiện có hai loại ý kiến khác nhau. Trong phiên thảo luận chiều qua, nhiều đại biểu Quốc hội thống nhất tách bạch hai dạng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để vừa tạo điều kiện cho các cơ sở y tế phát triển, vừa bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai): Còn băn khoăn nếu thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp này
Góc đại biểu

ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai): Còn băn khoăn nếu thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp này

Theo đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai), một số chính sách với cơ sở khám, chữa bệnh, nhân viên y tế, người bệnh chưa phù hợp, chưa thực sự tháo tháo gỡ khó khăn trên thực tế. Các điều khoản về tài chính chưa tách khám chữa bệnh theo yêu cầu và khám chữa bệnh bình thường; quy định tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính chưa rõ ràng...Đại biểu băn khoăn nếu thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp này.

Hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Quốc hội

Hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về bố cục của dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát các quy định của dự thảo Luật; hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh làm căn cứ để thiết kế 01 mục riêng về ”các điều kiện bảo đảm về tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh” tại Chương X về Các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ bản đáp ứng được mục tiêu, quan điểm đặt ra
Thời sự Quốc hội

Cơ bản đáp ứng được mục tiêu, quan điểm đặt ra

"Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu, quan điểm đặt ra, đó là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, cụ thể hóa Hiến pháp; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh tại phiên họp sáng nay, 5.1 của Quốc hội. 

Ủy ban Xã hội tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Xã hội tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Chiều 6.12, tại Phú Thọ, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Chuyển đổi mô hình 4 tuyến thành 3 cấp là thách thức!
Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Chuyển đổi mô hình 4 tuyến thành 3 cấp là thách thức!

Chia sẻ bên hành lang Kỳ họp, bày tỏ sự nhất trí cao với nhiều nội dung đã được sửa đổi trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trình Kỳ họp lần này, tuy nhiên đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, làm rõ...

Bổ sung chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế

Góp ý về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng nay, 24.10, ĐBQH Dương Tuấn Quân (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị, cần rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cơ chế liên doanh, liên kết đầu tư xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; đồng thời cân nhắc bổ sung chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế, bác sĩ và nhân viên y tế vào trong luật.

Tổ chức mô hình Hội đồng Y khoa Quốc gia là phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tổ chức mô hình Hội đồng Y khoa Quốc gia là phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của việc bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh chính là năng lực chuyên môn của người hành nghề. Khẳng định điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, việc tổ chức mô hình Hội đồng Y khoa Quốc gia để tổ chức thi đánh giá năng lực hành nghề như dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) bảo đảm phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

Đề nghị bảo hiểm y tế chi trả sản phẩm dinh dưỡng điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính
Thời sự Quốc hội

Đề nghị bảo hiểm y tế chi trả sản phẩm dinh dưỡng điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính

Góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề nghị quy định bảo hiểm y tế chi trả cho sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt trong điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi bị mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính (thể vừa và thể nặng).

Bổ sung quy định về tự chủ tài chính tại đơn vị y tế công lập
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định về tự chủ tài chính tại đơn vị y tế công lập

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, trong phiên thảo luận ở Hội trường sáng nay, 24.10, về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, tiêu chí phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Mức độ tự chủ tương ứng với tỷ trọng dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước hay tỷ lệ bảo đảm kinh phí, đồng thời cần đi kèm tự chủ về hoạt động chuyên môn, tự chủ về nguồn nhân lực hay quyền được mua sắm đấu thầu.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận): Cần liệt kê cụ thể các khoản chi khác
Góc đại biểu

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận): Cần liệt kê cụ thể các khoản chi khác

Góp ý vào dự án Luật Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị bổ sung Trung tâm y tế là tổ chức khám, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 46 dự thảo Luật. Vì thực tế hiện nay, theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 07 ngày 27/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Trung tâm y tế có chức năng pháp trung bình. Thứ ba, Điều 106 quy định về ngân sách nhà nước chi cho công tác khám, chữa bệnh, trong đó có khoản 5, có ghi là “các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Đại biểu Nguyễn Hữu Thông băn khoăn các khoản chi khác đó là những khoản chi nào, đề nghị cần liệt kê cụ thể.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa): Nâng cao năng lực quản trị các cơ sở khám, chữa bệnh
Góc đại biểu

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa): Nâng cao năng lực quản trị các cơ sở khám, chữa bệnh

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lê Văn Cường đề nghị, cần bổ sung nội dung về quản lý bệnh viện, quản trị bệnh viện vào đối tượng tại Điều 4, bởi hiện nay có khoảng 50.000 cán bộ y tế được đào tạo, tuy nhiên lực lượng về quản lý bệnh viện chỉ khoảng 200. Đại biểu cho rằng, đây là sự mất cân đối. Do vậy, về lâu dài, chúng ta cần đào tạo lực lượng này nhằm hạn chế sự dịch chuyển nhân lực từ khối lâm sàng lên làm chức năng và nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Không vội vàng, phải chuẩn bị kỹ lưỡng
Thời sự Quốc hội

Không vội vàng, phải chuẩn bị kỹ lưỡng

Sáng 21.9, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo lấy ý kiến dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo lấy ý kiến dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Ngày 26.8, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Xã hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đồng chủ trì Hội thảo.