Đề nghị khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

Làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, sáng 14.11, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị huyện nghiên cứu để có cơ chế khai thác tối đa công năng của các thiết chế văn hóa, thể thao theo đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí.

Ưu tiên bố trí kinh phí bảo tồn, phát huy giá trị di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia

Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Vũ Thư hiện có 81 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt (chùa Keo), 16 di tích quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đều được xây dựng từ hàng chục năm trước, thậm chí một số di tích có niên đại vài trăm năm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư Nguyễn Bá Lục cho biết, từ năm 2021 đến nay, công tác tu bổ, phát huy giá trị di sản được quan tâm, trung bình mỗi năm tu sửa từ 8 -10 di tích. Trong đó, nguồn kinh phí của tỉnh và huyện hỗ trợ cho 32 lượt di tích lịch sử văn hóa với số tiền trên 8 tỷ 340 triệu đồng (riêng tu sửa chùa Keo khoảng 5 tỷ đồng), nguồn xã hội hóa hơn 10 tỷ đồng. Nguồn kinh phí Trung ương cũng hỗ trợ cho di tích đình Phương Cáp trên 10 tỷ đồng và đền Bổng Điền 1,3 tỷ đồng.

vu-thu21.jpg
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư sáng 14.11

Ngoài ra, huyện còn có lễ hội chùa Keo (xã Duy Nhất), lễ hội truyền thống đình, đền Bổng Điền (xã Tân Lập) và một tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền (xã Song An) được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đáng chú ý, lễ hội chùa Keo hàng năm diễn ra 2 kỳ hội: Lễ hội mùa xuân vào ngày 4 tháng Giêng và lễ hội mùa thu từ ngày 13 - 15 tháng 9 âm lịch. Trong lễ hội còn lưu giữ và khôi phục lại một số nét văn hóa đặc trưng đã bị thất truyền: múa rối hầu Thánh và các hoạt động có ý nghĩa như: khai bút đầu xuân, đêm hội hoa đăng, nấu cơm thi, bắt vịt, múa rối nước...

Một số lễ hội có tầm ảnh hưởng vùng như: Lễ hội chùa Hội, đền Thượng (xã Song Lãng), lễ hội đền, chùa Phượng Vũ (xã Minh Khai), lễ hội Vạn Xuân (xã Xuân Hòa), lễ hội Sáo Đền (xã Song An), lễ hội Bổng Điền (xã Tân Lập)... Hầu hết việc tổ chức các lễ hội đều thực hiện nghiêm theo Nghị định 110/NĐCP của Chính phủ. Kinh phí thu được trong lễ hội phục vụ công tác tổ chức lễ hội và tu sửa, tôn tạo di tích.

vu-thu3.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư Nguyễn Bá Lục báo cáo Đoàn giám sát

Huyện Vũ Thư đề nghị UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục bố trí kinh phí để bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn huyện; ưu tiên đầu tư cho các xã xa trung tâm huyện, xã khó khăn, đồng bào Công giáo. Có cơ chế hỗ trợ người trông coi di tích…

Khai thác tối đa công năng thiết chế văn hóa, thể thao

Huyện Vũ Thư đã về đích nông thôn mới năm 2019; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở tương đối đồng bộ. Huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn; có 30/30 nhà văn hóa xã, thị trấn.

Đến nay, toàn huyện có 197/209 (tỷ lệ 94.2 %) thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa; có 07/209 (tỷ lệ 3,3%) thôn sử dụng đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa; có 05/209 (tỷ lệ 2.3%) thôn, tổ dân phố sử dụng chung nhà văn hóa xã, thị trấn; có 187/204 thôn có khu thể thao (đạt tỷ lệ 91.2%), có 17/204 (tỷ lệ 19,6%) thôn sử dụng chung sân thể thao của xã, (05 tổ dân phố không có sân thể thao riêng).

vuthu4.jpg
Đoàn giám sát khảo sát tại thư viện, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vũ Thư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư Nguyễn Bá Lục khẳng định, các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Các hoạt động tại các thiết chế ngày càng phong phú, đa dạng: từ tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ chính trị đến thể dục thể thao, văn nghệ, đọc sách, thi múa hát… được quần chúng nhân dân hào hứng tham gia ở đủ lứa tuổi.

Hệ thống thiết chế nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố được nhiều địa phương quy hoạch và có chính sách huy động các nguồn lực vốn từ nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Nhiều xã đã xây dựng mới các Nhà văn hóa thôn từ một phần ngân sách nhà nước và huy động nguồn xã hội hóa từ nhân dân địa phương theo tiêu chí Nông thôn mới.

“Các nhà văn hóa, khu thể thao cấp xã về cơ bản có cơ sở vật chất đáp ứng việc phục vụ các cuộc họp, hội nghị, chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương, có trang thiết bị bảo đảm, ổn định tổ chức hoạt động thường xuyên và hiệu quả”, ông Nguyễn Bá Lục cho biết.

vu-thu.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Bùi Hoài Sơn phát biểu tại cuộc làm việc

Đoàn giám sát ghi nhận huyện Vũ Thư đã có đầu tư nhất định cho văn hóa, đặc biệt là cho các thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó có Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện. Không phải địa phương nào cũng được đầu tư Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện có cơ sở vật chất khang trang, hoành tráng như Vũ Thư.

Nhưng “cơ ngơi càng lớn thì chi phí vận hành càng nhiều”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Bùi Hoài Sơn lưu ý; đồng thời đề nghị huyện quan tâm nghiên cứu phương án khai thác tối đa công năng của các thiết chế này đúng quy định pháp luật, tránh để lãng phí. “Tạo điều kiện, môi trường cho các thiết chế hoạt động hoặc tổ chức hoạt động. Quan trọng nhất là lấy người dân và phục vụ nhu cầu của người dân làm trung tâm”.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chiều 7.12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời tỉnh Nagasaki, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 7.12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Chuẩn y ông Hoàng Văn Nghiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn
Theo dòng sự kiện

Chuẩn y ông Hoàng Văn Nghiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ngày 7.12, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2020-2025 thay cho ông Nguyễn Quốc Đoàn đã được bổ nhiệm giữ chức Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản

Sáng nay, 7.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tại Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên Hòa Bình và thăm Bảo tàng Tư liệu bom nguyên tử Nagasaki.

Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thực hiện thỏa thuận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 6.12, tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa hai Đảng với chủ đề “Hoàn thiện thể chế phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc”.