Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 39.

Đợt 1 của Kỳ họp thứ Tám đã đạt nhiều kết quả quan trọng

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, dự kiến phiên họp diễn ra trong 2 ngày 14 - 15.11 và dự phòng sáng 19.11. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để tiếp thu, giải trình các dự án luật được Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường cũng như các luật dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ Tám đã đi được 2/3 thời gian và đang diễn ra theo đúng yêu cầu đổi mới, kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Kỳ họp lần này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cũng có bài phát biểu khai mạc, trong đó nêu rõ yêu cầu đổi mới về xây dựng pháp luật đã được các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao.

dbnd_bl_qh2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Trong các góp ý của các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần “Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định; tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi, giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật gắn với việc xây dựng luật và tổ chức thi hành đạt kết quả là cao nhất trong thời gian tới”.

Qua đó, các dự thảo Luật đã giảm đáng kể các điều, khoản. Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) giảm 9 điều; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu giảm 6 điều; dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) giảm 36 điều; dự thảo Luật Nhà giáo giảm 21 điều.

dbnd_br_qh1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội cũng sẽ xem xét một số luật, nghị quyết được doanh nghiệp và cử tri, Nhân dân rất quan tâm, như: dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, không khí các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và các dự án luật, dự thảo nghị quyết... sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, sâu sắc, phản ánh kịp thời, khách quan, toàn diện những vấn đề thực tiễn đặt ra. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2 ngày với 136 ý kiến chất vấn, 18 ý kiến tranh luận, còn khoảng 80 đại biểu chưa được chất vấn.

dbnd_bl_qh3.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về công tác nhân sự, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Quốc hội cũng đã cho ý kiến đối với 19/22 dự án luật, dự thảo nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp.

“Có thể thấy, đợt 1 của Kỳ họp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các nội dung chuẩn bị kỹ lưỡng, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao”. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội đã không quản ngày đêm tập trung làm việc, chuẩn bị tài liệu và các nội dung một cách tích cực, khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Đây là một khí thế mới trong Kỳ họp lần này. Các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ động, tích cực làm việc với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và làm việc với Chính phủ trên tinh thần khẩn trương, bảo đảm chất lượng.

Quyết nhanh, quyết gọn, làm việc khẩn trương

Về nội dung của Phiên họp thứ 39, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, chỉnh lý 9 dự thảo Luật.

Trong đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần hết sức quan tâm đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi); dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi); dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản; dự thảo Luật Dữ liệu; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

dbnd_bl_qh4.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, dự thảo Luật Dữ liệu, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đều đang có nội dung còn ý kiến khác nhau.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc cử thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; quyết định công tác nhân sự trong đợt 2 của Kỳ họp; xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 theo đề nghị của Tòa án Nhân dân tối cao; xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Với các nội dung trình Quốc hội thông qua trong đợt 2 của Kỳ họp thứ Tám, nhưng không còn nhiều ý kiến khác nhau sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.

“Ngoài ra, do hiện nay các cơ quan vẫn đang trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết. Vì vậy, nếu có phát sinh vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bố trí xem xét nội dung này vào thời gian dự phòng của phiên họp”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

202411140823504918-dsc-6720.jpg
Các đại biểu dự phiên họp

Phát huy tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả từ công tác chỉ đạo, điều hành, tham mưu phục vụ đợt 1 của Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan của Quốc hội chủ trì nội dung được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan của Chính phủ, kịp thời báo cáo Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách, nêu cụ thể các nội dung thật sự cần thiết, các vấn đề cần xin ý kiến để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận.

Đối với một số nội dung dự kiến có thể thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình một kỳ họp nếu đủ điều kiện như: dự án Luật Dữ liệu, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan chủ trì nội dung thể hiện quan điểm rõ ràng, có báo cáo về việc đã đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 hay chưa, qua đó làm cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc xem xét.

Những vấn đề chín, đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì chúng ta sẽ thông qua, không cầu toàn; còn những vấn đề chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì chúng ta để lại xem xét, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ: Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc nhở trong các cuộc họp là phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ách tắc hiện nay cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội; "Đảng có nghị quyết, Quốc hội phải thể chế hóa, cụ thể hóa để Chính phủ chỉ đạo, điều hành sao cho thông".

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tới đây với việc tinh giản bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính Trung ương phải gương mẫu đi đầu, sau đó đến địa phương. "Hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc sắp xếp đơn vị hành chính cũng là để bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Căn cứ vào tình hình, diễn biến cụ thể của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, bảo đảm đủ thành phần tham dự; "quyết nhanh, quyết gọn, làm việc khẩn trương"; và mục đích nghỉ giữa hai đợt của Kỳ họp là để các cơ quan có thời gian tiếp thu, giải trình một cách thấu đáo, chặt chẽ.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.