Thanh tra Chính phủ tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28.12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành thanh tra.

z6173417487035-0787300008c8c928ea0fa800be5f6bef-3409.jpg
Toàn cảnh hội nghị.

Dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị và cán bộ, người lao động Thanh tra Chính phủ…

Chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 269 vụ việc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết: Năm 2024, ngành Thanh tra có khối lượng công việc lớn, nhất là những nhiệm vụ đột xuất do Ban Chỉ đạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp giao.

z6173417054894-8ed11c64e72ac19635de2403e8fc91d4.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu.

Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; Đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cùng với các cấp, các ngành, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kết, thống nhất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy cho biết: Về công tác thanh tra, toàn ngành đã triển khai 6.673 cuộc thanh tra hành chính và 118.983 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng và 41 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 72.183 tỷ đồng, 204 ha đất; ban hành 105.108 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 4.150 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 2.360 tập thể và 9.017 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 269 vụ, 173 đối tượng. Đồng thời, việc đôn đốc, xử lý sau thanh tra tiếp tục được thực hiện quyết liệt.

z6173417276108-f5763ac863f62025252c5e396b0c2b74.jpg
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy phát biểu.

Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị Đề án 153 “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố”; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 77-KL/TW ngày 2.5.2024 của Bộ Chính trị về Đề án 153 và Quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc việc thực hiện; tham gia xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này.

Về Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Qua thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ; xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập, 10 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; Trong kỳ báo cáo có 46 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 52 người; Tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện 61 vụ việc, 107 người.

Phát huy tốt hơn những thành tựu đã đạt được

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình ghi nhận những thành tích đã đạt được của ngành Thanh tra. Để phát huy những thành tựu đã đạt được, trong năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình đề nghị ngành Thanh tra và các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nỗ lực, quyết tâm, bản lĩnh, trí tuệ để tạo được sự chuyển biến tích cực và toàn diện hơn; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng pháp luật và có tính khả thi; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, thực hiện nghiêm các kiến nghị xử lý qua thanh tra.

z6173848629248-64eb76c1d0491cd42052276244b80767.jpg
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Chủ động triển khai Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp giao.

Nâng cao hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; thực hiện đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án phê duyệt của cấp có thẩm quyền, đảm bảo liên tục, không gián đoạn công việc và sau sắp xếp phải hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

+ Cũng tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã phát động phong trào thi đua trong toàn ngành Thanh tra năm 2025 với chủ đề “Đoàn kết thống nhất, kỷ cương trách nhiệm, tuân thủ luật pháp, linh hoạt hiệu quả” và kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành phát huy truyền thống 80 năm xây dựng và phát triển; Quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Xã hội

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Bước tiến lớn về chuyển đổi số, đổi mới quy trình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số, đổi mới quy trình và cung cấp Dịch vụ công trực tuyến. Tích cực triển khai bồi dưỡng nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về chuyển đổi số. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Bám sát chỉ đạo, triển khai hiệu quả các giải pháp

Vừa qua, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 với BHXH 9 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã triển khai, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng được ngành, địa phương giao.

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiều chính sách dân số nhằm cải thiện mức sinh thấp
Xã hội

Trợ lực từ chính sách dân số

Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số, đặc biệt là mức sinh thấp và già hóa dân số. Để giải quyết những vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có chính sách khen thưởng, hỗ trợ về dân số nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn góp phần nâng cao chất lượng dân số, hướng tới sự phát triển bền vững.

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình
Xã hội

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, trước hết cần truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.